II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH
2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh
2.5.1. Những kết quả nổi bật
Trong thời gian qua, các Bộ, ngành và địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc tập trung xây dựng các chiến lược chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, của địa phương và của sản phẩm. Đến nay, đã có nhiều chương trình, đề án nâng cao năng lực cạnh tranh do các Bộ, ngành, địa phương xây dựng nhằm phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do Bộ, ngành, địa phương mình quản lý hoặc có thế mạnh.
2.5.2. Những hạn chế
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2007-2008, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 68 trên tổng số 131 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng. Năm 2006, vị trí của Việt Nam là 77 trên 125 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng, tụt 3 bậc so với năm 2005. Như vậy, rõ ràng là mặc dù có nhiều nỗ lực trong quá trình cải cách kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh song cùng với sự tiến lên của các nền kinh tế thế giới thì vấn đề về năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn là bài toán lớn. Nguyên nhân xuất phát từ môi trường kinh doanh trong nước còn nhiều yếu kém, thủ tục cấp phép đầu tư còn phức
tạp, rườm rà, chưa chứa đựng những yếu tố tích cực, chính sách khuyến khích chưa phù hợp, trình độ quản lý thấp…
2.5.3 Kết quả triển khai một số công việc cụ thể trong CTHĐ của Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương.
Các nhiệm vụ đề ra trong CTHĐ của Chính phủ và được xác định sẽ xây dựng và hoàn thành trong năm 2007-2008 như “Xây dựng Quyết định của Chính phủ về Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành hàng hóa và dịch vụ”, “Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình đồng bộ nâng cao năng lực cạnh tranh để hỗ trợ đầu tư và phát triển sản phẩm”…thì về cơ bản chưa hoàn thành.