Tạo việc làm cho ngời lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nhân sự tại Cty May Bắc Giang (Trang 53 - 54)

III. Đánh giá về vai trò của các KCN đối với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn TPHồ Chí Minh gia

1. Những đóng góp tích cực

1.5. Tạo việc làm cho ngời lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực

nguồn nhân lực

Giải quyết việc làm, chống thất nghiệp luôn có ý nghĩa kinh tế xã hội lớn lao trong quá trình phát triển. Vì lẽ đó, giải quyết việc làm, chống thất nghiệp là một

trong những mối quan tâm thờng xuyên của Nhà nớc. Sự gia tăng đầu t và nâng cao trình độ công nghệ trong các KCN đã kéo theo mức tăng cầu về lao động nói chung, lao động có trình độ nói riêng. Do vậy, đứng ở góc độ lao động và việc làm thì sự phát triển của các KCN đã tạo nên tác động tích cực trên hai phơng diện: thu hút lao động; rèn luyện tác phong lao động mới và nâng cao tính kỷ luật trong lao động. Nhờ vậy, góp phần đào tạo, nâng cao kỹ năng tay nghề và kỷ luật lao động cùng với tác phong lao động công nghiệp cho ngời lao động.

Trong những năm vừa qua, các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động hoạt động trong khâu xây dựng cơ bản và cung cấp bán thành phẩm, dịch vụ cho các KCN, đóng góp đáng kể vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 10,8% năm 1996 xuống còn 8,73% năm 2003 (Bảng 6). Việc này đã tác động tích cực đến:

- Xoá đói, giảm nghèo. Theo con số của các chuyên gia thì hiện có khoảng 50% số lao động làm việc trong các KCN tại TP Hồ Chí Minh là những ngời nghèo đến từ nhiều địa phơng (chủ yếu là khu vực nông thôn). Tỷ lệ này cho biết số ngời thoát nghèo trực tiếp là 2,5 vạn. Nếu tính thêm sự trợ giúp ngời thân có thêm nguồn lực để thoát nghèo thì con số thoát nghèo lên tới trên 25 vạn ngời, góp phần làm cho tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,1% năm 1996 xuống còn 8,0% năm 2003 (Bảng 6). Nh vậy, các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã góp phần đáng kể vào kết quả thực hiện việc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng, vùng Nam Bộ và cả nớc nói chung.

- Nâng cao chất lợng nguồn nhân lực. Các KCN tại TP Hồ Chí Minh đã tạo sức ép cho việc đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN. Đồng thời tay nghề, trình độ kỹ thuật và chuyên môn của ngời lao động làm việc trong KCN đợc nâng lên.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nhân sự tại Cty May Bắc Giang (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w