III. Đánh giá về vai trò của các KCN đối với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn TPHồ Chí Minh gia
1. Những đóng góp tích cực
1.6. Góp phần đổi mới cơ chế quản lý và cải thiện môi trờng đầu t
Quản lý là một khái niệm “động” chứ không phải khái niệm “tĩnh”. Cùng với những biến đổi của đời sống kinh tế xã hội và đặc biệt là dới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ, khái niệm về quản lý cũng không ngừng thay đổi và kéo theo là sự thay đổi về nội dung, nhiệm vụ cũng nh gia tăng tính phức tạp của quản
lý. Bởi lẽ cơ chế quản lý và nguồn nhân lực của bộ máy quản lý, một mặt vừa ra đời trên cơ sở những yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế xã hội; mặt khác, vừa có vai trò lớn kích thích động lực của phát triển, hoặc kìm hãm sự phát triển.
Dù trong phạm vi rộng hay hẹp, nếu có cơ chế quản lý (bao gồm thể chế vận hành, cơ cấu tổ chức, những công cụ đợc sử dụng...) khoa học, phù hợp, tính khả thi cao và nguồn nhân lực quản lý tận tâm, trong sạch, tính chuyên nghiệp cao thì tất yếu sẽ kích thích, khơi dậy mọi tiềm năng để luôn tạo động lực mới cho phát triển. Ngợc lại, một cơ chế quản lý cồng kềnh, kém hiệu lực và một đội ngũ cán bộ quản lý thiếu trách nhiệm, kém năng lực sẽ cản ngại đối với sự phát triển.
Trong những năm vừa qua, các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đợc Chính phủ trao cho cơ chế quản lý có tính đặc thù, đó là cơ chế “một cửa, tại chỗ”, đã tạo nên mũi đột phá trong cải thiện môi trờng đầu t; làm gia tăng tính hấp dẫn và tính cạnh tranh trong thu hút đầu t. Vì vậy, các KCN của TP ngày càng có sức hút đối với mọi nguồn vốn đầu t, cả trong và ngoài nớc.
Sự thành công của cơ chế “một cửa, tại chỗ” không chỉ tạo nên sức phát triển của các KCN, mà nó còn có tác dụng lan toả, làm thay đổi cơ chế quản lý và cải thiện môi trờng đầu t của các lĩnh vực kinh tế khác của TP.
Sự ra đời của các KCN là một yêu cầu cần thiết, một đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hội của cả nớc nói chung, riêng đối với TP Hồ Chí Minh - trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nớc thì yêu cầu này lại càng trở nên cấp thiết. Thực tế cho thấy, các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã phát huy tốt vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của TP Hồ Chí Minh. Đóng góp đáng kể vào tăng trởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP, du nhập nhiều công nghệ kỹ thuật mới và điều quan trọng là khơi mào cho một cuộc học tập, chạy đua về công nghệ trong nền công nghiệp nớc nhà... trên cơ sở hình thành và phát triển các thành phần kinh tế đa dạng và phong phú, góp phần đổi mới cơ chế quản lý trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là sự ra đời và phát triển các KCN đã tạo ra nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặc dù vậy, trong
mặt, các KCN cũng vậy, sự ra đời và phát triển của các KCN ngoài những tác động tích cực nh đã nêu ở trên, thì nó cũng có những tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội ở TP Hồ Chí Minh. Những tác động tiêu cực này cần phải đợc xem xét, tìm hiểu và nghiên cứu nhằm hạn chế những ảnh hởng không tốt của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của TP Hồ Chí Minh.