Thực trạng phát triển của ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển lâm nghiệp hà tĩnh với việc gia nhập wto (Trang 25)

- Phương pháp phân tích điểm yếu điểm mạnh

3.2. Thực trạng phát triển của ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh

3.2.1. Về công tác trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng

Diện tích rừng trồng hiện có của Hà Tĩnh là 84.645 ha. Bình quân mỗi năm Hà Tĩnh trồng mới được 6.000 ha. Trong đó: Rừng trồng bằng vốn ngân sách Nhà nước là 1.600 ha, trồng bằng nguồn vốn vay là 2000 ha, diện tích còn lại 2.400 ha là dân cư tự bỏ vốn ra trồng. Ngoài ra mỗi năm Hà Tĩnh còn trồng được 13 - 15 triệu cây phân tán các loại, đưa độ che phủ của rừng từ 34.1% năm 1999 lên và hiện nay là 47%, tăng bình quân 1.5% / năm. Là tỉnh có độ che phủ cao trong toàn quốc. Ý thức của người dân về rừng, về môi trường sinh thái và bảo vệ, phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt, xu thế trồng rừng nguyên liệu, trồng cây bản địa quý hiếm, trồng cây có giá trị kinh tế cao như cây Dó Trầm được nhân dân phát triển mạnh, cùng với các loài cây chủ lực khác như cây Cao Su, cây Keo, cây Phi Lao, cây Mây Nếp và một số lâm sản ngoài gỗ… đã tạo nên các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, gắn với nhà máy chế biến, tạo được động lực thúc đẩy quá trình phát triển rừng.

Bảo vệ rừng là công tác thường xuyên, liên tục có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời với việc quản lý, phát triển và sử dụng rừng. Trong những năm qua công tác bảo vệ rừng đã được các cấp, các ngành, các chủ rừng quan tâm, chú trọng. Vì vậy đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nỗi bật là:

- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có gồm 214.958 ha rừng tự nhiên; 84.645 ha rừng trồng

- Số vụ phá rừng trái phép giảm nhiều so với trước đây cả về tính chất, quy mô và mức độ vi phạm. Các vụ vi phạm được phát hiện và xử lý chủ yếu là vận chuyển lâm sản trái phép từ các tỉnh khác qua địa bàn và vận chuyển động vật hoang dã từ Lào về.

- Số vụ cháy rừng giảm đáng kể, chủ yếu là cháy do sơ suất khi đốt thực bì, cỏ dại ở những trang trại liền kề rừng lan sang, một số ít do dân đốt tổ ong lấy mật gây cháy. Ý thức của nhân dân trong việc phòng cháy chữa cháy rừng ngày càng được nâng cao; sự phối hợp giữa chính quyền các cấp huyện, xã, chủ rừng và các lực lượng vũ trang trong việc bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng ngày càng chặt chẽ.

- Sâu róm gây hại rừng thông luôn là một nguy cơ thường trực. Tuy nhiên trong những năm qua các chủ rừng, các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, các cấp chính quyền và nhân dân sống gần quan tâm, chú trọng, tập trung cao độ cả về tài và lực trong việc phòng và dập dịch nên phần nào đã hạn chế được tổn thất rừng do dịch sâu róm gây ra.

Để thực hiện tốt quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng Hà Tĩnh đã giao 37.888 ha cho 13.730 hộ gia đình, đồng thời các chủ rừng nhà nước đã thực hiện chính sách giao khoán lâu dài theo Nghị định 01 của Chính phủ cho 3.671 lượt hộ, với diện tích 94.100 ha. Hoạt động lâm nghiệp đã tạo việc làm cho 37.000 lao động của 193 xã có rừng trên 10 huyện, thị trong tỉnh, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giảm nhẹ tệ nạn phá rừng và tăng cường ổn định an ninh, xã hội ở miền núi.

Ta thấy hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng đã có những tiến triển tích cực. Đặc biệt trong xu thế hội nhập mà cụ thể là sau một năm gia nhập WTO của Việt Nam thì hoạt động trồng của ngành với mục đích phát triển ngành lâm nghiệp phát triển theo yêu cầu hội nhập Hà Tĩnh đã thực hiện đề án phát triển các loài cây lâm nghiệp chủ lực đến năm 2010 với vốn đầu là 463,969 tỷ đồng. Tình hình đầu tư cho từng loài cây cụ thể được thể hiện trong biểu sau:

Biểu 3.04: Tình hình đầu tư cho các các loài cây lâm nghiệp chủ lực T T Hạng mục ĐVT Keo, bạch đàn

trầm Cao su Phi lao

Song

mây Tổng số

1 Xây dựng rừng Tr.đ 119.790 36.619 61.803 18.107 33.150 269.469 - Diện tích Ha 18.150 3.329 2.289 3.033 5.100 31.920

- Đơn giá Tr.đ/ha 6,6 11 27 5,97 6,5

2 Mở đường Tr.đ 39.300 9.000 13.800 6.000 5.100 73.200 - Khối lượng Km 262 60 92 50 51 515 - Đơn giá Tr.đ/km 150 150 150 120 100 3 XD nhà máy Tr.đ 35.000 3.000 32.000 15.000 30.000 115.000 4 Chuyển giao KL Tr.đ 2.400 1.200 700 800 1.200 6.300 Tổng cộng Tr.đ 196.490 49.819 108.303 39.907 69.450 463.969 Trong đó: - Vốn ngân sách là 85,7 tỷ đồng, gồm:

. Đầu tư mở đường 59,4 tỷ đồng . Đầu tư chuyển giao và khuyến lâm 6,3 tỷ đồng . Chính sách hỗ trợ sản xuất 20 tỷ đồng

Như vậy không chỉ khi gia nhập WTO rồi thì tỉnh mới có những chuẩn bị cho các khu rừng trồng nguyên liệu, mà từ nhu cầu của ngành chế biến lâm sản thì ngành lâm nghiệp cũng đã tiến hành phát triển các khu rừng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Những sản phẩm tiêu dùng trong nước nguồn gốc của nguyên liệu đầu vào không được kiểm soát chặt chẽ nhưng đối với sản phẩm xuất khẩu thì đây là một điều kiện quyết định sản phẩm có được thị trường chấp nhân hay không. Đó là nguyên do mà các khu rừng nguyên liệu của Hà Tĩnh cũng được tiến hành thực hiện theo các quy định của Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam nhằm đảm bảo quản lý rừng bền vững.

- Vốn tín dụng 327,17 tỷ đồng

- Vốn đầu tư nước ngoài 33,1 tỷ đồng - Vốn huy động trong dân 18 tỷ đồng

Khai thác rừng là một khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, nó vừa là kết quả của hoạt động trồng rừng cũng là điều kiện thúc đẩy thực hiện trồng, tái sinh rừng. Thực trạng khai thác rừng một số sản phẩm từ rừng trong thời gian qua được thể hiện trong bảng sau:

Biểu 3.05: Kết quả khai thác gỗ tròn giai đoạn 2000 - 2007 Năm Sản lượng Giá trị m3 Tốc độ phát triển LH (%) Triệu đồng Tốc độ phát triển LH (%) 2000 23.935,75 - 23.606,63 - 2001 22.681,90 94,76 22.684,96 96,09 2002 18.524,56 81,76 22.761,26 100,34 2003 8.745,20 47,21 13.120,44 57,64 2004 8.967,31 102,54 15.748,39 120,03 2005 9.006,72 100,44 17.835,11 113,50 2006 8.827,37 98,01 17.675,98 99,11 2007 9.043,0 102,44 18.253,29 103,27

(Nguồn: Báo cáo thực trạng và phát triển lâm nghiệp Hà tĩnh)

Cả tỉnh Hà tĩnh trước năm 2003 có 6 đơn vị được phép khai thác rừng tự nhiên, bình quân mỗi năm sản lượng khai thác từ 20.000 đến 25.000 m3. Từ năm 2003 chỉ còn lại hai đơn vị được phép khai thác rừng tự nhiên là: Lâm trường Chúc A và Công ty Lâm nghiệp dịch vụ Hương Sơn. Tổng diện tích hai đơn vị này quản lý 67.118 ha, và hàng năm chỉ được phép khai thác bình quân khoảng 8.000 m3 với cường độ khai thác bình quân 20% tương đương 30m3/ha. Sau khai thác rừng vẫn còn trữ lượng trên 100 m3/ha, độ tàn che bình quân 0,5 và chỉ sau 1 đến 2 năm rừng phục hồi trạng thái ổn định. Thông qua khai thác rừng mỗi năm các đơn vị còn trích bình quân 250.000 đồng/m3 đầu tư trở lại quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Ta thấy khi có quyết định hạn chế khai thác rừng tự nhiên thì sản lượng khai thác hàng năm đã giảm một cách đáng kể, kéo theo đó là giá gỗ tròn lại tăng lên làm tăng giá trị khai thác nên dù sản lượng giảm hơn một nữa nhưng giá trị khai thác giảm không nhiều. Bên cạnh đó sản lượng khai thác hàng năm

hoạt động này phần lớn cũng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, mà Hà Tĩnh là một trong những tỉnh mà khí hậu, thời tiết khắc nghiệt gây khó khăn nhiều cho sản xuất nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng.

Lâm sản ngoài gỗ cũng là một nguồn lợi từ rừng có giá trị cao, tuy nhiên chưa được chú trọng khai thác với quy mô lớn do không có cơ sở chế biến và không có nguồn tiêu thụ ổn định. Do đó việc khai thác các nguồn lâm sản ngoài gỗ như dược liệu… là do cá nhân hay hộ gia đình tiến hành và phục vụ nhu cầu của họ nên rất khó thống kê.

Công tác điều tra và khảo sát nguồn lợi của rừng được tiến hành hàng năm nhằm phục vụ cho công tác lập kế hoạch khai thác, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển lâm nghiệp bền vững.

Khi có quyết định hạn chế việc khai thác rừng tự nhiên, đồng thời việc thực hiện cấp chứng chỉ rừng đã giúp cho việc khai thác rừng có quy cũ hơn. Chứng chỉ rừng thực chất là hình thức đảm bảo cho sản phẩm khai thác từ rừng mà cụ thể là gỗ phải có nguồn gốc từ những khu rừng không bị phá hoại và suy thoái. Khi gia nhập WTO việc kiểm soát lâm sản xuất khẩu càng chặt chẽ hơn thể hiện: đối với nguyên liệu nhập khẩu từ ngoài vào thì lượng xuất đi không thể vượt quá lượng nhập vào, do đó sẽ rất khó tiêu thụ nếu nguyên liệu khai thác trong nước không có nguồn gốc rõ ràng. Điều này đã có tác động không nhỏ đến hoạt động khai thác lâm sản. Hiện tại Hà Tĩnh có hai đơn vị được phép khai thác rừng tự nhiên là rừng sản xuất trong đó Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn đang thực hiện thí điểm của đề án phát triển lâm nghiệp bền vững nhằm đảm bảo để rừng được cấp chứng chỉ rừng.

Trên cơ sở chiến lược phát triển lâm nghiệp Quốc gia, định hướng phát triển Lâm nghiệp tỉnh trong giai đoạn tới là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển từ lâm nghiệp chủ yếu từ khai thác lợi dụng tài nguyên rừng thông qua các đơn vị kinh tế nhà nước sang lâm nghiệp xã hội với trọng tâm là bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, khôi phục và phát triển rừng với cơ cấu cây trồng đảm bảo đáp ứng được cả hai mục tiêu phòng hộ môi trường và kinh tế. Khai

thác lợi dụng tài nguyên hợp lý, bền vững. Đẩy mạnh trồng rừng sản xuất, gắn với công nghệ chế biến tiên tiến nhằm nâng giá trị sản phẩm từ rừng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Rừng trồng ở Hà Tĩnh trong nhiều năm nay chủ yếu là Thông nhựa và các loài Keo, Bạch Đàn, Phi Lao và một số cây bản địa. Trong vài năm gần đây đã đẩy mạnh việc trồng cây Keo lai, Dó Trầm, tre lấy măng và đặc biệt là trồng rừng sản xuất phục vụ cho cung cấp gỗ nguyên liệu. Sản phẩm gỗ rừng trồng chủ yếu cung cấp cho nhà máy băm dăm gỗ xuất khẩu ở cảng biển Vũng Áng. Bình quân mỗi năm Hà Tĩnh khai thác 30.000 đến 40.000 m3.

Biểu 3.06: Tình hình khai thác rừng trồng trong 3 năm qua

TT Sản phẩm ĐVT 2005 2006 2007 TĐPTBQ

1 Gỗ m3 26563,6 32126,22 162859,8

Tốc độ PT % - 120,9 506,9 247,5

2 Nhựa thông Tấn 2016,5 1506,4 1161,5

Tốc độ PT % - 74,7 77,1 76,2

Nhìn vào biểu 3.06 ta thấy tốc độ khai thác gỗ tăng đột biến khá cao riêng năm 2007 sản lượng gỗ vượt lên quá mức bình quân do nguyên nhân đây là năm mà bão lụt khá nhiều đã làm mất đi rất nhiều diện tích rừng trồng rừng chưa đến thời kỳ khai thác. Trong 162.859,8 m3 thì chỉ có 57.253,2 m3 là khai thác và tỉa thưa gỗ rừng trồng, còn 105.606,6 m3 là tận thu gỗ đổ gãy do bão. Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho sản xuất gỗ nhân tạo. Việc khai thác rừng trồng nhất là đối với rừng thông chỉ mới khai thác lấy nhựa nhưng do sâu bệnh và chất lượng rừng thông giảm nên sản lượng khai thác có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây, ngoài ra việc tận dụng gỗ thông để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng khác còn chưa đạt hiệu quả cao nên cần có những biện pháp nhằm khai thác tận dụng khi rừng hết thời kỳ khai thác nhựa.

Qua quá trình nghiên cứu ta thấy trong thời gian ba năm trở lại đây tình hình khai thác rừng ở Hà Tĩnh không có biến động nhiều. Và nhìn chung sau một năm gia nhập WTO của nước nhà chưa có tác động nhiều đến hoạt động

khai thác lâm sản của cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu thì việc gia nhập WTO ít tác động đến sản xuất và tiêu dùng mà phần lớn nó tác động vào hoạt động thương mại, và tạo cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm tiêu dùng phù hợp với thu nhập của họ.

3.1.3. Về hoạt động chế biến và tiêu thụ lâm sản.

Nguyên liệu phục vụ cho các ngành chế biến là sản phẩm từ hoạt động khai thác. Đồng thời đây cũng là ngành quan trọng trong việc quyết định giá trị của sản phẩm cao hay thấp. Công nghệ chế biến lâm sản ở Hà Tĩnh chủ yếu là sản xuất các loại gỗ như: gỗ xẻ, ván bóc, ván ghép thanh, mộc gia dụng, mộc xuất khẩu, ván dăm… ngoài ra còn có Công ty sản xuất kinh doanh nhựa thông, Công ty Cao Su, Công ty Rau quả, và một số làng nghề sản xuất mây tre đan… sản phẩm của công nghiệp chế biến được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Hà Tĩnh có hệ thống các nhà máy, xưởng chế biến lâm sản năng lực chế biến lớn song nhu cầu chưa được đáp ứng, cụ thể năng lực của một số thiết bị chế biến như sau: thiết bị chế biến gỗ xẽ từ 35.000 - 40.000 m3, sản xuất ván bóc 6.000 m3/năm, sản xuất ván ép 3.000 - 3.500 m3/năm… tuy nhiên hiện tại vẫn còn thiếu các cơ sở chế biến nhỏ gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ để có thể sơ chế. Mặt khác một số cơ sở chế biến đã lạc hậu về công nghệ do đó khó khăn trong việc nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chế biến.

Việc phát triển công nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu là một trong những mục tiêu nhằm phát triển kinh tế tỉnh. Và để đáp ứng với yêu cầu hội nhập mà cụ thể là những quy định của WTO thì Hà Tĩnh đã thực hiện cắt bỏ các hình thức trợ cấp như khen thưởng xuất khẩu, trợ giá xuất khẩu… bên cạnh đó thực hiện kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo uy tín của sản phẩm tạo niềm tin cho thị trường xuất khẩu.

Hoạt động chế biến lâm sản nhìn chung đã tận dụng và phát huy được thế mạnh của ngành tuy nhiên sản phẩm sản xuất ra phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu phần lớn đang là sản phẩm thô hoặc chỉ mới qua chế biến thô nên giá

trị mang lại chưa cao. Bên cạnh đó ngành chế biến lâm sản Hà Tĩnh còn chưa phát triển là do một số nguyên nhân sau:

Các doanh nghiệp chế biến đa phần là có quy mô nhỏ, công nghệ và thiết bị còn lạc hậu lại thiếu sự hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau sản xuất kinh doanh theo kiểu mạnh ai người đó làm nên sản xuất khó phát triển, không thực hiện được các hợp đồng lớn do một doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện mà lại không chia sẽ hợp đồng với các doanh nghiệp khác nên bỏ lỡ nhiều cơ hội. Ngoài ra các doanh nghiệp xuất khẩu lâm sản tại Hà Tĩnh chủ yếu là xuất khẩu qua trung gian nên giá trị mang lại thấp, đồng thời không có tiếng nói trên thị trường. Mặt khác việc rừng thiếu Chứng chỉ rừng là một trong những nguyên nhân mà Hà Tĩnh sẽ khó mở rộng được thị trường xuất khẩu lâm sản.

Nhìn vào biểu 3.07 và biểu 3.08 ta thấy rằng tình hình tiêu thụ lâm sản của 3 năm qua luôn có xu hướng tăng lên cả tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu điều

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển lâm nghiệp hà tĩnh với việc gia nhập wto (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w