Về hoạt động chế biến và tiêu thụ lâm sản

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển lâm nghiệp hà tĩnh với việc gia nhập wto (Trang 31 - 36)

- Phương pháp phân tích điểm yếu điểm mạnh

3.1.3.Về hoạt động chế biến và tiêu thụ lâm sản

Nguyên liệu phục vụ cho các ngành chế biến là sản phẩm từ hoạt động khai thác. Đồng thời đây cũng là ngành quan trọng trong việc quyết định giá trị của sản phẩm cao hay thấp. Công nghệ chế biến lâm sản ở Hà Tĩnh chủ yếu là sản xuất các loại gỗ như: gỗ xẻ, ván bóc, ván ghép thanh, mộc gia dụng, mộc xuất khẩu, ván dăm… ngoài ra còn có Công ty sản xuất kinh doanh nhựa thông, Công ty Cao Su, Công ty Rau quả, và một số làng nghề sản xuất mây tre đan… sản phẩm của công nghiệp chế biến được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Hà Tĩnh có hệ thống các nhà máy, xưởng chế biến lâm sản năng lực chế biến lớn song nhu cầu chưa được đáp ứng, cụ thể năng lực của một số thiết bị chế biến như sau: thiết bị chế biến gỗ xẽ từ 35.000 - 40.000 m3, sản xuất ván bóc 6.000 m3/năm, sản xuất ván ép 3.000 - 3.500 m3/năm… tuy nhiên hiện tại vẫn còn thiếu các cơ sở chế biến nhỏ gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ để có thể sơ chế. Mặt khác một số cơ sở chế biến đã lạc hậu về công nghệ do đó khó khăn trong việc nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chế biến.

Việc phát triển công nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu là một trong những mục tiêu nhằm phát triển kinh tế tỉnh. Và để đáp ứng với yêu cầu hội nhập mà cụ thể là những quy định của WTO thì Hà Tĩnh đã thực hiện cắt bỏ các hình thức trợ cấp như khen thưởng xuất khẩu, trợ giá xuất khẩu… bên cạnh đó thực hiện kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo uy tín của sản phẩm tạo niềm tin cho thị trường xuất khẩu.

Hoạt động chế biến lâm sản nhìn chung đã tận dụng và phát huy được thế mạnh của ngành tuy nhiên sản phẩm sản xuất ra phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu phần lớn đang là sản phẩm thô hoặc chỉ mới qua chế biến thô nên giá

trị mang lại chưa cao. Bên cạnh đó ngành chế biến lâm sản Hà Tĩnh còn chưa phát triển là do một số nguyên nhân sau:

Các doanh nghiệp chế biến đa phần là có quy mô nhỏ, công nghệ và thiết bị còn lạc hậu lại thiếu sự hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau sản xuất kinh doanh theo kiểu mạnh ai người đó làm nên sản xuất khó phát triển, không thực hiện được các hợp đồng lớn do một doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện mà lại không chia sẽ hợp đồng với các doanh nghiệp khác nên bỏ lỡ nhiều cơ hội. Ngoài ra các doanh nghiệp xuất khẩu lâm sản tại Hà Tĩnh chủ yếu là xuất khẩu qua trung gian nên giá trị mang lại thấp, đồng thời không có tiếng nói trên thị trường. Mặt khác việc rừng thiếu Chứng chỉ rừng là một trong những nguyên nhân mà Hà Tĩnh sẽ khó mở rộng được thị trường xuất khẩu lâm sản.

Nhìn vào biểu 3.07 và biểu 3.08 ta thấy rằng tình hình tiêu thụ lâm sản của 3 năm qua luôn có xu hướng tăng lên cả tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu điều đó chứng tỏ trong xu thế phát triển của ngành lâm nghiệp có chiều hướng đi lên. Chỉ riêng có colophan là có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2007. Phân tích tình hình tiêu thụ được thể hiện cụ thể như sau:

Biểu 3.07 thể hiện tình hình tiêu thụ lâm sản trong nước của tỉnh Hà Tĩnh, tốc độ bình quân của lâm sản tiêu thụ trong nước đạt 118.5% tăng 18.5% năm do sự tăng lên của các sản phẩm chế biến đặc biệt là SP mây tre đan tăng nhiều nhất tăng 40,3% sau đó là đồ mộc các loại tăng 24,7% và ván bóc tăng 15,5% và các sản phẩm khác cũng tăng lên. Riêng colophan qua giá trị tiêu thu của từng năm có xu hướng giảm nhưng về tốc độ phát triên bình quân của cả 3 năm vẫn tăng 8,4%. Và hai loại sản phẩm đồ mộc các loại và gỗ xể XDCB thay nhau chiếm tỷ trọng cao trong giá trị tiêu thụ trong nước, cụ thể trong năm 2005 sản phẩm mộc các loại chiếm 35,7%, gỗ xẻ XDCB chiếm 41,3% trong giá trị tiêu thụ trong nước; tương ứng năm 2006 là 32,4% và 37,2% ; năm 2007 là 39,6% và 33,9%.

Với giá trị sản phẩm gỗ có tốc độ tăng hàng năm là 15.7% đây là một mức tăng khá cao thể hiện những dấu hiệu tốt về tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ trong nước. Đạt được mức tăng như vậy là do nhu cầu về các loại sản phẩm gỗ trong nước tăng lên một cách đáng kể, nhất là các sản phẩm đồ mộc các loại (tăng 24.7%); đây là sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt và sản xuất khác nhau như: giường, bàn, ghế, tủ văn phòng… Bên cạnh đó tốc độ phát triển bình quân của ván bóc đạt được đáng kể 115.5% (tăng 15.5%). Có được sự phát triển như vậy là do trong giai đoạn phát triển hiện nay, các sản phẩm đồ gỗ từ gỗ tự nhiên ít dùng vừa tốn nguyên liệu mà giá lại cao, thay thế vào đó là các sản phẩm làm từ gỗ nhân tạo, gỗ ép vừa rẻ lại có tính thẫm mỹ cao nên được người tiêu dùng chấp nhận vì thế tình hình tiêu thụ sản phẩm này không ngừng tăng lên dự báo cho thấy rằng trong tương lai mức độ tiêu thụ còn lớn hơn nữa.

Bên cạnh đó, gỗ xẻ xây dựng cơ bản cũng tăng lên đáng kể chủ yếu là do nhu cầu của ngành xây xựng cơ bản tăng, nhu cầu của thị trường tiêu dùng tăng lên. Hiện nay, do đời sống cao và do tính chất đặc trưng của sản phẩm gỗ nên người dân có xu hướng tăng nhu cầu sử dụng mặt hàng này nên tình hình tiêu thụ không ngừng tăng lên.

Về lâm sản ngoài gỗ tốc độ phát triển bình quân tương đối đạt 109.1%. Nhìn chung đây là mặt hàng truyền thống và trong những năm qua nhu cầu sử dụng tương đối cao. Là mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu tuy nhiên ba năm qua nhu cầu sử dụng trong nước tăng lên nên tình hình tiêu thụ tăng lên. Hơn nữa trong những năm qua có nhiều doanh nghiệp cũng như Sở Nông nghiệp Hà Tĩnh có nhiều đầu tư về kỹ thuật và vốn vào mặt hàng này nên nâng cao chất lượng tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Với các mặt hàng lâm sản xuất khẩu được thể hiện cụ thể ở biểu 3.08 như sau:

Các mặt hàng xuất khẩu tuy ít về chủng loại song về số lượng và giá trị tương đối lớn. Tốc độ tăng bình quân chung là 21.7% tình hình xuất khẩu cụ thể từng loại sản phẩm thể hiện là:

Trong giá trị của kim ngạch xuất khẩu thì ta thấy SP đồ mộc các loại chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2005 chiếm 89,1%, năm 2006 chiếm 89,8% và năm 2007 chiếm 90,9% trong tổng giá trị xuất khẩu. Việc sản phẩm đồ gỗ chiếm tỷ trọng lớn như vậy đem lại nhiều ưu thế cho lĩnh vực sản xuất đồ mộc.

Sản phẩm gỗ tốc độ tăng bình quân là 23.1%, đây chủ yếu là các sản phẩm đồ mộc các loại có chất lượng cao và dăm mảnh. Sản phẩm này chủ yếu tiêu thụ ở các nước như Đài Loan, EU, Mỹ… Điều đó chứng tỏ rằng sản phẩm của tỉnh Hà Tĩnh đủ tiêu chuẩn để có thể thâm nhập thị trường quốc tế nên cần phát huy ưu điểm của mình để mở rộng thị trường tiêu thụ trong tương lại. Bên cạnh các sản phẩm gỗ còn có lâm sản ngoài gỗ cũng là loại sản phẩm đang được các nước ưa chuông nhất là mặt hàng mây tre đan. Vốn dĩ đây là mặt hàng truyền thống của Việt Nam, mang nét đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam nên được khách hàng thế giới ưa chuộng. Vì thế mặt hàng này ngày càng có nhiều đơn đặt hàng của các nước, qua đó cho thấy rằng mây tre đan của Hà Tĩnh không chỉ tạo niềm tin cho khách quốc tế bằng mẫu mã đẹp mà chất lượng còn tốt nữa. Vì thế Sở Nông nghiệp cũng như các doanh nghiệp Hà Tĩnh cần đầu tư nhiều kỹ thuật, vốn để tạo nên một thương hiệu cho hàng lâm sản của tỉnh mình.

Biểu 3.07: Tình hình tiêu thụ lâm sản trong nước qua ba năm 2005 - 2007

Đvt: tr.đ

TT Chỉ tiêu Năm 2005Giá trị Giá trịNăm 2006TĐPT(%) Giá trịNăm 2007TĐPT(%) TĐPTBQ (%)

I Sản phẩm gỗ 41.800 45.200 108,1 56.000 123,9 115,7 1 Đồ mộc các loại 18.000 19.500 108,3 28.000 143,6 124,7 2 Gỗ xẻ XDCB 20.800 22.400 107,7 24.000 107,1 107,4 3 Ván bóc 3.000 3.300 110,0 4.000 121,2 115,5 II Lâm sản ngoại gỗ 12.354 15.049 121,8 14.710 97,7 109,1 1 Colophan 12.100 14.686 121,4 14.210 96,8 108,4

2 Mây tre đan 254 363 142,9 500 137,7 140,3

Tổng 50.359 60.249 119,6 70.710 117,4 118,5

Biểu 3.08: Tình hình xuất khẩu lâm sản trong các năm 2005 - 2007

Đvt: USD

TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị Giá trị TĐPT(%) Giá trị TĐPT(%)

TĐPTBQ (%) II Sản phẩm gỗ 16.832.000 23.031.000 136,8 25.519.000 110,8 123,1 1 Đồ mộc các loại 16.112.000 22.001.000 136,6 24.319.000 110,5 122,8 3 Dăm mảnh 720.000 1.030.000 143,1 1.200.000 116,5 129,1 II Lâm sản ngoại gỗ 1.246.500 1.460.100 117,1 1.240.050 84,9 99,7 1 Colophan 1.223.000 1.435.000 117,3 1.206.400 84,1 99,3

2 Mây tre đan 23.500 25.100 106,8 33.650 134,1 119,7

Nói tóm lại tình hình tiêu thụ lâm sản của Hà Tĩnh trong cũng như ngoài nước đạt tỷ trọng tương đối cao. Song bên cạnh mặt hàng tăng cũng có những mặt hàng giảm xuống như Colophan. Đây là sản phẩm sản xuất từ nhựa thông, song do tình hình cung cấp nguyên liệu giảm (do sâu bệnh phá hại) nên số lượng và chất lượng cung cấp bị giảm đáng kể. Mặt khác, ở trong nước cũng như trên thế giới có nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm này nên tình hình xuất khẩu của Hà Tĩnh giảm đáng kể. Vì thế để khắc phục tình trạng này cần có biện pháp tốt chống sâu bệnh phá hại cây cũng như có công nghệ tiên tiến giúp quá trình sản xuất hiệu quả tạo ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển lâm nghiệp hà tĩnh với việc gia nhập wto (Trang 31 - 36)