Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện kế hoạc phát triển nghành thủy sản thời kỳ 2003-2005 (Trang 45 - 50)

II. phân tích Tình hình thực hiện và kết quả đạt đợc của việc thực hiện kế hoạch

3. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển xuất khẩu

Trong 2 năm qua, thị trờng thuỷ sản thế giới có nhiều biến động theo hớng bất lợi đối với sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Sau sự kiện 11/9 nền kinh tế nhiều nớc trên thế giới lâm vào khó khăn và chậm phục hồi, cộng với những khó khăn trong giải quyết hàng rào thuế quan, các tranh chấp thơng mại nh xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào thị trờng EU, Canada. Tuy nhiên với nỗ lực toàn ngành, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong 2 năm qua (2001-2002) đạt 3,799 tỷ USD tăng 11,3% so với kế hoạch đề ra. Trong đó năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,023 tỷ USD là lần đầu tiên trong lịch sử kim ngạch xuất khẩu qua con số 2,0 tỷ USD, tăng 68.58% so với năm 2000. Đây là một thành tích rực rỡ mà ngành thủy sản đạt đợc thời gian qua. Tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu đợc thể hiện nh sau :

3.1. Tình hình biến động của sản phẩm xuất khẩu

Thời gian qua, tuy có nhiều biến động của thị trờng quốc tế nhng với việc thực hiện tốt chơng trình xuất khẩu của ngành thủy sản, giá trị các sản phẩm xuất khẩu đã phát triển mạnh, liên tục tăng qua các năm. Ta có thể thấy rõ tốc độ tăng trởng các sản phẩm đó qua bảng dới đây:

Bảng 2.15: Biến động sản phẩm xuất khẩu thủy sản 2000-2002

Đơn vị: Triệu USD

Sản phẩm Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 TT B.Quân (%)

Tôm 662.3 781.47 966.71 20.85 Cá 229.3 310.07 462.78 42.26 Hải sản khô 198 188.5 312.18 30.4 Mực+B.Tuộc 109.1 118.42 142.78 14.54 H.sản khác 279.7 379.02 138.37 -14 Tổng 1478 177.6 2023.0 17

Nguồn: Thơng mại thủy sản - Bộ thủy sản

Qua bảng trên, tốc độ tăng trởng bình quân của các sản phẩm xuất khẩu thủy sản thời kỳ (2000-2002) đạt 17%/ năm. Trong đó: sản phẩm Tôm tăng trởng 20.85%/ năm và là sản phẩm chủ đạo nhất trong kim ngạch xuất khẩu của ngành. Năm 2002 đạt 966.71 triệu USD tăng 46% so với năm 2000. Thời kỳ này sản phẩm Tôm vẫn là sản phẩm chính của xuất khẩu, đóng góp tỷ trọng lớn nhất cho kim ngạch xuất khẩu của ngành; giá trị các sản phẩm cá, hải sản khô và mực liên tục tăng qua các năm và lần lợt đạt tốc độ tăng trởng bình quân hàng năm là 42.26%, 30.4% và 14.54%. Các sản phẩm này cũng đợc chú trọng và quan tâm vì chúng là những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Riêng giá trị Hải sản khác giai đoạn này giảm mạnh, giảm 14%/ năm trong đó năm 2002 chỉ đạt 138,37 triệu USD giảm hơn 1/2 so với năm 2000, lý do giảm của sản phẩm này đơn giản do chúng có giá trị kinh tế thấp vì thế không khuyến khích đợc sự phát triển của nó. Thời kỳ này có thể gọi là thời kỳ lên ngôi của các sản phẩm có giá trị kinh tế cao nh Tôm, Cá và Mực; giảm mạnh cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu giá trị xuất khẩu thấp.

Thực tế cho thấy, với tiềm năng phong phú và đa dạng về chủng loại sản phẩm, công nghệ chế biến đã có những bớc tiến đáng kể, do vậy mà các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua đã đợc đa dạng hoá, với nhiều chủng loại phong phú đáp ứng các nhu cầu của thị trờng thế giới. Xu thế thay đổi trong cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta một phần là nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chế biến và do sức ép cạnh tranh lớn, nhu cầu khắt khe của ngời tiêu dùng vv. Trong hai năm qua cơ cấu cũng nh chủng loại mặt hàng xuất khẩu thủy sản có sự thay đổi đáng kể về mặt tỷ trọng trong tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Cụ thể :

Biểu 2.1 : cơ cấu tỷ trọng giá trị sản phẩm xuất khẩu thủy sản 2001-2002

45% 20% 13% 7% 15% Tôm Hải sản khô Mực & Bach tuộc Hải sản khác

Nguồn: Tạp chí thơng mại thuỷ sản - Bộ thủy sản

Qua biểu ta thấy, cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu đã có thay đổi tơng đối đáng kể. Mặt hàng Tôm vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm 45% giá trị xuất khẩu ( con số này có giảm so với những năm trớc đây từ năm 2000 trở về trớc tỷ trọng Tôm trong cơ cấu giá trị xuất khẩu là 50%). Mặc dù tỷ trọng Tôm có giảm nhng sản lợng và gía trị kim ngạch xuất khẩu thì không giảm. Năm 2002 sản lợng Tôm đạt 115.656 tấn tăng 69,5% về khối lợng, kim ngạch đạt 966,709 triệu USD tăng 132,3% về giá trị so với năm 2000. Sản lợng Cá và hải sản khác tăng cả về sản l- ợng lẫn giá trị lần lợt chiếm 20% và 15%. Tuy nhiên, một số sản phẩm do thời gian gần đây với sự bất ổn của thị trờng quốc tế cộng với cạnh tranh sản phẩm thuỷ sản giữa các nớc rất gay gắt, trong khi chất lợng vẫn còn nhiều bất cập đã làm giảm giá trị xuất khẩu của chúng ta. Tuy khối lợng thì tăng lên đơn cử nh đối với hải sản khô, năm 2002 tăng 4,6% về mặt sản lợng so với năm 2001 nhng giá trị lại giảm 17,6%, hay Hải sản khác năm 2002 tăng 4,1% về sản lợng so với năm 2001

nhng giảm 26,6% về giá trị. Đó là do chất lợng thuỷ sản Việt Nam kém và bị sự ép giá của các đối thủ khác trên thế giới. Nh vậy, nhìn chung vấn đề chất lợng và sự đa dạng các hàng hoá thuỷ sản Việt Nam còn rất nhiều điều phải làm trong thời gian tới.

3.2. Tình hình biến động thị trờng xuất khẩu thủy sản

Cơ cấu thị trờng xuất khẩu thủy sản thời gian qua đã có nhiều thay đổi. Những thay đổi này do cả môi trờng bên trong và môi trờng bên ngoài ngành tác động. Tình hình đó đợc thể hiện nh sau :

Bảng 2.16: Biến động thị trờng xuất khẩu thủy sản các năm 2000-2002

Đơn vị: Triệu USD

Thị trờng Năm 2000 Năm 20001 Năm 2002 TT B.Quân (%)

Mỹ 298.2 489.04 655.65 49 Nhật Bản 467.3 466.0 537.97 7.6 TQ + HK 291.64 316.72 363.0 11 EU 99 106.7 302.26 95.57 ASEAN 77.85 65.0 79.53 2.94 Các nớc khác 244.6 334.1 84.4 -19.1

Nguồn: Thơng mại thủy sản - Bộ thủy sản

Nhìn vào bảng ta thấy, giá trị xuất khẩu thủy sản tại các thị trờng liên tục tăng lên các năm qua. Thị trờng EU đang có tốc độ mở rộng rất nhanh đạt 95,57%/ năm, có tốc độ tăng trởng cao nhất. Đến năm 2002 đạt 302.26 triệu USD tăng 205,3% so với năm 2000; các thị trờng Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông cũng có xu thế tăng lên đạt tốc độ tăng trởng bình quân hàng năm lần lợt là 49%, 7,6% và 11%. Với việc tăng trởng mạnh thị trờng tiêu thụ đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản lên rất nhiều. Thị trờng ASEAN năm 2001 có giảm do giảm xuất khẩu nguyên liệu thô sang thị trờng tái sản xuất này nhằm tăng giá trị sản phẩm, tuy nhiên thời gian này tốc độ tăng trởng bình quân khu vực này đạt 2,94%/ năm. Thị trờng các nớc khác đang giảm dần, bình quân hàng năm giảm hơn 19%, đây sẽ là tiềm năng mà trong thời gian tới ngành thủy sản sẽ cải thiện và phát huy.

Bảng 2.17 : Biến động cơ cấu thị trờng xuất khẩu thủy sản các năm 2000-2002

Thị trờng Năm 2000 Năm 20001 Năm 2002 2002 so 2000 Mỹ 20.17 27.51 32.41 +12.24 Nhật Bản 31.6 26.22 26.6 -5 TQ + HK 19.7 17.82 17.95 -1.75 EU 6.7 6 14.94 +8.24 ASEAN 5.26 3.66 3.93 -1.33 Các nớc khác 16.5 18.8 4.17 -12.33

Nguồn: Thơng mại thủy sản - Bộ thủy sản

Nhìn vào bảng trên có thể nhận xét rằng: Thời gian qua cơ cấu thị trờng xuất khẩu có xu hớng chuyển biến nh sau: Thị trờng Mỹ tăng dần, năm 2002 tỷ trọng tăng 12.24% so với năm 2000. Các thị trờng Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN và thị trờng các nớc khác có xu hớng giảm, trong đó thị trờng Nhật và các nớc khác giảm mạnh. Lý do là thị trờng Nhật Bản đã tới bão hòa, thị trờng ASEAN bị cạnh tranh gay gắt của các nớc nh Philipin, Indonesia vv. Năm 2002 thị trờng Nhật giảm 5%, thị trờng Các nớc khác giảm 12,33% so với năm 2000. Thị trờng Trung Quốc và thị trờng các nớc khác giảm chậm hơn, lần lợt giảm 1,75% và 1.33% so với năm 2000 do phải cạnh tranh với Đài Loan. Trong năm qua 2002, thị trờng Mỹ tăng nhanh, chiếm tỷ trọng xuất khẩu thủy sản lớn nhất 32.41%. Sở dĩ tăng nhanh nh vậy vì sau khi hiệp định thơng mại Việt - Mỹ ký kết, với các chính sách khuyến khích nhập khẩu của Mỹ đối với hàng Việt Nam, chính sách không phân biệt hàng hóa Việt Nam, sự giúp đỡ của Nhà nớc và đặc biệt là nỗ lực của ngành... kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên thị trờng Mỹ đã tăng rõ rệt. Thị trờng Nhật Bản tuy tăng về giá trị nhng tỷ trọng đã giảm dần (từ 31,6% năm 2000 xuống còn 26,6% năm 2002). Bên cạnh đó thị trờng Tung Quốc và Hồng Kông cũng đã vơn lên đứng thứ vị trí thứ ba trong cơ cấu thị trờng thủy sản Việt Nam, đây là thị trờng rất có tiềm năng vì dân số đông mà nhu cầu đa dạng không đòi hỏi nhiều về chất lợng và an toàn vệ sinh nh thị trờng Mỹ và EU. Thị trờng EU thời gian qua tăng nhanh( từ 6,7% năm 2000 đến 14,94% năm 2002). Thị trờng ASEAN có xu hớng giảm do cắt giảm đáng kể sản phẩm thô xuất khẩu sang khu vực này và chế biến lại để xuất khẩu....

Tóm lại, nhìn chung thời kỳ này Mỹ vẫn là thị trờng tiêu thụ lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam, tiếp đến là Nhật, EU, Trung quốc, ASEAN. Những thị trờng này chiếm tỷ trọng lớn cả về tỷ trọng sản lợng và giá trị xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện kế hoạc phát triển nghành thủy sản thời kỳ 2003-2005 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w