Những tồn tại

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội.DOC (Trang 80 - 85)

Lượng khách hàng giao dịch thường xuyên của ngân hàng chưa nhiều

Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào một số khách hàng lớn như: DIANA, Tocontap, DOJI, Minh Việt …. Hoạt động kinh doanh của các công ty này luôn ảnh hưởng lớn đến giá trị thanh toán quốc tế của ngân hàng. Do đó, hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng luôn tiềm ẩn sự bất ổn định.

Chưa khai thác hiệu quả tối đa các nguồn lực hiện có của ngân hàng

Việc đầu tư đổi mới công nghệ đã được chi nhánh quan tâm song vấn đề triển khai và sử dụng công nghệ còn có hiệu suất thấp, không khai thác hiệu quả tối đa công nghệ hiện có của chi nhánh.

Là chi nhánh cấp I của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – ngân hàng có mối quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng khác trong và ngoài nước. Nhưng do lượng khách hàng còn ít, Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội chưa tận dụng hết các mối quan hệ đại lý trong phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của mình.

2.5.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Các quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

Mặc dù Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội được kinh doanh theo cơ chế tự chủ, tự quyết định các hoạt động của mình song là chi nhánh cấp một của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - một ngân hàng thương mại nhà nước. Các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội vẫn phải thực hiện các quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu phát triển chung trong toàn ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước.

• Việc đào tạo và tuyển dụng lao động, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, việc thiết kế các sản phẩm và dịch vụ mới đều phải được sự đồng ý của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

• Theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, những khách hàng ký quỹ dưới 100% giá trị mở L/C thì phần còn lại phải nằm trong hạn mức tín dụng. Như vậy, với các khách hàng mới đến giao dịch lần đầu tại chi nhánh, yêu cầu mở L/C đều phải nộp đủ tiền vào tài khoản. Đây là yếu tố bất lợi cho chi nhánh trong việc khuyến khích khách hàng chuyển giao dịch từ chi nhánh khác hoặc ngân hàng khác sang giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội.

• Trong tình hình tỷ giá và lãi suất đầy biến động như trong thời gian qua mỗi chi nhánh được tự xây dựng tỷ giá, quyết định mức lãi suất cho vay, lãi suất huy động song vẫn phải nằm trong mức giá trần và mức giá sàn của ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quy định. ….

Sự biến động của thị trường về tỷ giá, lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi đó, các ngân hàng phải đưa ra các chính sách tỷ giá và lãi suất mới nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác và loại bỏ những rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại phải nhằm mục tiêu thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, sự điều chỉnh đó phải nằm trong quy định của ngân hàng nhà nước.

Nguyên nhân chủ quan

Ngân hàng chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình hoạch định chiến lược và điều hành hoạt động thanh toán quốc tế

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay, việc hoạch định chiến lược kinh doanh và tổ chức điều hành sao cho phù hợp và tận dụng tốt lợi thế của mình là rất quan trọng. Do mới đi vào hoạt động nên việc hoạch định chiến lược, triển khai kế hoạch kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ vẫn trong giai đoạn vừa triển khai, vừa thăm dò và tìm hiểu nên dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động môi trường kinh doanh. Dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng vẫn đang tiềm ẩn một sự phát triển thiếu ổn định trong tương lai.

Năng lực quản lý còn hạn chế

Hoạt động thanh toán quốc tế luôn chưa đầy rủi ro so với các hoạt động kinh doanh khác. Nó không chỉ liên quan đến sự biến động của môi trường kinh doanh trong nước mà còn liên quan đến môi trường kinh doanh thế giới. Do đó vấn đề phân tích, dự báo xu hướng phát triển, các nhân tố ảnh hưởng và kiểm soát hoạt động thanh toán quốc tế là rất phức tạp, đòi hỏi trình độ quản lý cao. Trong khi Việt Nam mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, đội ngũ cán bộ quản lý vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi tư duy bao cấp, vấn đề ỷ lại, trông chờ vẫn còn tồn tại đặc biệt trong các ngân hàng thương mại nhà nước.

Việc xác định một cách chính xác các nguồn lực của ngân hàng trong hiện tại ra sao đã là một việc làm không dễ chút nào. Nhưng việc lên kế hoạch khai thác và sử dụng hiệu quả những nguồn lực ấy trong tương lai còn khó hơn nhiều.

Vai trò của Giám đốc tài chính trong việc sử dụng các nguồn lực ngân hàng là rất quan trọng. Từ các báo cáo tài chính của bộ phận kế toán, Giám đốc tài chính phải là người biết phân tích, tổng hợp, đánh giá để đưa ra hướng sử dụng các nguồn lực ấy với sự tham mưu của các bộ phận chức năng.

Các nguồn lực dành cho hoạt động thanh toán quốc tế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển

Từ kế hoạch sử dụng và phát triển nguồn lực chung của chi nhánh, đưa ra kế hoạch sử cho từng bộ phận. Thanh toán quốc tế là cần thiết phải phát triển, nó có vai trò đóng góp vào sự thành công của ngân hàng và còn đóng vai trò tạo ra một dịch vụ khép kín, tạo nên sự hoàn chỉnh trong dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Tuy nhiên thanh toán quốc tế cũng đòi hỏi đầu tư nhiều nguồn lực hơn các dịch vụ khác (công nghệ cao do giao dịch phải đảm bảo nhanh, chính xác; nguồn nhân lực chất lượng cao hơn …). Song là một chi nhánh mới thành lập, chi nhánh vẫn tập chung cho việc phát triển các dịch vụ truyền thống: tín dụng, thẻ … Do đó, nguồn lực dành cho hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh còn hạn chế so với nhu cầu phát triển của nó.

Như vậy, sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội còn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Việc thực hiện các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh đã được những thành tựu nhất định song vẫn có những tồn tại do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng vẫn tồn tại những yếu tố bất ổn. Chúng ta chưa thể kết luận ngay hoạt động đó có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay hay không. Tuy nhiên Ban lãnh đạo cùng toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội đang quyết tâm thực hiện các yêu cầu đó một cách tốt nhất nhằm đưa đến cho khách hàng một dịch vụ thanh toán quốc tế đáp ứng tốt nhất cho nhu

cầu của khách hàng, tồn tại và cạnh tranh được với dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại khác đặc biệt là các ngân hàng thương mại nước ngoài.

Chương 2 đã chỉ ra thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng, tình hình thực hiện các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, rút ra nhận xét, đánh giá những mặt đã làm được và chưa làm được. Chương 3 của chuyên đề tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế để tiếp tục phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ĐÔNG HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội.DOC (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w