Phát triển các nguồn lực ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội.DOC (Trang 95 - 101)

* Đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng

Ai cũng biết, đầu tư đổi mới khoa học và công nghệ luôn là vấn đề sống còn với mọi ngân hàng nói chung và Chi nhánh Đông Hà nội nói riêng. Song như đã phân tích ở trên, vấn đề đầu tư khoa học công nghệ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng phải dựa vào việc nghiên cứu thị trường, dự báo chính xác được nhu cầu phát triển khoa học công nghệ của tương lai và căn cứ vào khả năng đáp ứng trong hiện tại của Chi nhánh. Đây là điều không phải ngân hàng nào cũng làm được. Đặc biệt đối với một chi nhánh mới thành lập như Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội, khi khả năng tài chính còn hạn chế, nguồn nhân lực đáp ứng cho áp dụng công nghệ mới còn chưa thể được đáp ứng đầy đủ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho bố trí, sắp xếp cơ sở thiết bị nhằm sử dụng có hiệu quả khoa học công nghệ chưa thể đáp ứng ngay được. Vậy Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội phải làm gì để hiện đại hoá ngân hàng?

Liệu ngân hàng có lên chỉ đầu tư những công nghệ dựa vào khả năng hiện có của ngân hàng? Việc làm này thật khó để nâng cao hiệu quả đầu tư khoa học và công nghệ.

Bởi lẽ, hầu hết các ngân hàng thương mại của Việt Nam đều còn yếu về khả năng tài chính, nhân lực. Nếu chỉ đầu tư trên cơ sở hiện có của ngân hàng sẽ dẫn đến việc đầu tư các công nghệ lạc hậu làm sao đáp ứng được nhu cầu của thị trường luôn thay đổi chưa nói đến việc dự báo những nhu cầu của thị trường trong tương lai. Như thế làm sao ngân hàng có thể nâng cao chất lượng dịch vụ của mình và phát triển được.

Phải chăng là hàng năm ngân hàng nên trích một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận nhất định cho việc đó. Số tiền này là quá nhỏ so với yêu cầu của thực tiễn, nhất là với một chi nhánh còn mới thành lập, mạng lưới kinh doanh chưa rộng, lợi nhuận chưa nhiều. Do đó, việc làm này không khác nào rùa chạy theo thỏ, mà chú thỏ ở đây không nhởn nhơ, chủ quan mà luôn chạy hết khả năng Rõ ràng nếu chỉ làm theo cách này, khoảng cách công nghệ của Chi nhánh so với các ngân hàng khác ngày càng lớn, đặc biệt là với các ngân hàng nước ngoài. Điều này, kéo theo chất lượng dịch vụ của Chi nhánh so với các ngân hàng khác trở nên ngày càng kém sức cạnh tranh.

Vậy giải pháp cho vấn đề hiện đại hoá ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội nằm ở đâu?

Không thể nhìn thấy nhu cầu của thị trường nhưng ngân hàng chưa đáp ứng được thì khoanh tay đứng nhìn mà cần tìm mọi cách để đáp ứng được yêu cầu đó. Trước mắt để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nói chung và công nghệ phục vụ cho chiến lược phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nói riêng cần:

- Có hệ thống thu thập, xử lý thông tin nhằm có những phân tích chính xác nhu cầu của thị trường và dự báo xu hướng công nghệ quốc gia cũng như trên thế giới.

- Tìm hiểu năng lực công nghệ của các đối thủ cạnh tranh

- Kiến nghị với các ngành chức năng, Chính phủ có biện pháp tập trung vốn để thực hiện chiến lược hiện đại hoá ngân hàng

- Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội nằm trong hệ thống của Ngân hàng Nông nghiệp, việc hiện đại hoá chi nhánh cần nằm trong chiến lược hiện đại hoá chung của

toàn ngân hàng Nông nghiệp. Việc hiện đại hoá cần có sự liên kết với các chi nhánh khác trong hệ thống các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp

- Hiện đại hoá ngân hàng là một vấn đề cấp bách, và không thể một mình chi nhánh Đông Hà Nội làm được, ngoài việc liên kết với các chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp, chi nhánh cần chủ động tìm kiếm các đối tác để liên kết trong vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng.

- Tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ, vốn vay, đặc biệt có sự quan tâm của các cơ quan chức năng nhằm mục tiêu thực hiện chiến lược hiện đại hoá ngân hàng.

- Trước khi thực hiện hiện đại hoá công nghệ cần chuẩn bị nguồn nhân lực đủ đáp ứng cho việc tiếp nhận công nghệ mới.

* Phát triển nguồn nhân lực

Con người luôn là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của ngân hàng. Nhưng vấn đề đặt ra là phát triển nguồn nhân lực như thế nào để không dàn trải, gây lãng phí nguồn lực ngân hàng.

Phát triển, đào tạo đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế theo hướng phát triển bền vững đòi hỏi phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của công việc, của đổi mới công nghệ. Nghĩa là việc đào tạo và tuyển dụng cán bộ ở đây là phải nằm trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Ngân hàng khi đề ra chiến lược phát triển cho mình cần cùng lúc xây dựng chiến lược phát triển con người trên cơ sở yêu cầu công việc và nguồn lực hiện có của ngân hàng.

Trong thời gian tới, khi mà các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng công nghệ, chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động thì việc phát triển nguồn lực ngay từ bây giờ càng trở nên quan trọng. Để phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Kết hợp đào tạo cán bộ theo hai hướng: đào tạo tập trung và đào tạo định hướng, giúp cán bộ ngân hàng nâng cao khả năng tự học để có thể đảm đương được công việc hiện tại và tương lai

Thứ hai: Xây dựng một chiến lược khuyến khích nhân viên học tập và nghiên cứu ngoài giờ bằng nhiều hình thức khác nhau làm sao cho họ thấy được những lợi ích lâu dài lớn hơn, hấp dẫn hơn các khoản tiền thưởng trước mắt.

Thứ ba: Kết hợp với Ngân hàng Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam tổ chức hội nghị chuyên đề hàng năm để trao đổi và học tập kinh nghiệm giải quyết các tình huống phát sinh trong hoạt động thanh toán quốc tế. Cập nhật các quy định thay đổi điều chỉnh quan hệ thanh toán quốc tế.

Thứ tư: Cán bộ thanh toán quốc tế luôn mang trong mình một phần hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng nên đào tạo cán bộ không chỉ vững về mặt chuyên môn, tạo nên một sự chuyên nghiệp trong thực hiện nghiệp vụ. Cán bộ thanh toán quốc tế cần được bồi dưỡng về mặt phẩm chất đạo đức. Người nhân viên thanh toán quốc tế phải là những người nhiệt tình, năng nổ, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có thái độ, phong cách văn minh lịch sự.

Thứ năm: Cần đào tạo cho cán bộ thanh toán quốc tế am hiểu về các kiến thức xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết còn thiếu kiến thức trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Người cán bộ thanh toán quốc tế cần có sự am hiểu các kiến thức về xuất nhập khẩu để tư vấn cho khách hàng trong thực hiện hợp đồng, vừa tạo độ tin tưởng cho khách hàng, vừa đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng.

* Nâng cao năng lực tài chính

Hoàn thiện việc đánh giá năng lực tài chính ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.

Như đã phân tích trong chương 1 và chương 2, Năng lực tài chính ngân hàng có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động ngân hàng. Ngân hàng muốn hiện đại hoá công nghệ cũng phải có khả năng về tài chính, muốn quảng cáo tiếp thị cũng cần đến kinh phí ….. Năng lực tài chính cũng ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Do đó vấn đề đánh

giá năng lực tài chính, biết được thực tại tài chính của ngân hàng là một bước quan trọng để sử dụng hiệu quả các nguồn lực ngân hàng. Muốn vậy, trong thời gian tới Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội cần:

Tiếp tục xây dựng hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thường xuyên đánh giá và so sánh chất lượng tài sản thực tế của chi nhánh với các đối thủ cạnh tranh khác theo các chỉ tiêu đánh giá như: Vốn tự có; Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); Lợi nhuận trên vốn tự có (ROE); Lợi nhuận trên tài sản có (ROA); Nợ quá hạn; Nợ quá hạn ròng.

Vấn đề tìm ra thực tại của nguồn lực tài chính ngân hàng rồi thì phải tiếp tục đề ra kế hoạch sử dụng và tiếp tục phát triển chúng trong tương lai. Vấn đề này cần phải được đưa vào chiến lược phát triển của ngân hàng trong một thời gian dài (ít nhất là mười năm).

Việc đánh giá khả năng tài chính nội tại của ngân hàng và hướng phát triển chúng không phải lúc nào cũng đúng và bất di bất dịch. Do đó, cần thường xuyên có sự kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng và đánh giá lại tài sản đề có hướng phát triển phù hợp hơn đảm bảo sự phát triển ổn định trong thời gian dài

Biết được khả năng tài chính hiện tại của mình nhưng không phải thụ động sử dụng nguồn lực đó mà trong chiến lược phát triển phải luôn tìm ra biện pháp để nâng cao năng lực tài chính đó của ngân hàng, thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như năng lực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiện đại cho khách hàng.

Các biện pháp nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội.

Thứ nhất, phải không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán, ghi chép sổ sách, tổ chức một cách hiệu quả và phù hợp hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Tiến hành ghi chép một cách chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đội ngũ kế toán phải thiết lập đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn các báo cáo tài chính của ngân hàng, cung cấp cho ban lãnh đạo chi nhánh thông tin kịp thời và chính xác về tình hình ngân sách của chi nhánh.

Thứ hai, nâng cao năng lực của ban lãnh đạo chi nhánh. Ban lãnh đạo ngân hàng dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính phải kiểm soát được ngân sách của chi nhánh, nắm rõ tình hình tài chính hiện tại của ngân hàng nhằm nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng thông qua việc so sánh kết quả phân tích với kỳ trước hoặc với các đối thủ cạnh tranh khác. Tăng cường khả năng đánh giá các chương trình hoạt động của ngân hàng trên phương diện tài chính. Phân tích chi tiết và đánh giá tính hiệu quả của các dự án đầu tư, các hoạt động thôn tính hay sáp nhập, phân tích hiệu quả của các giải pháp huy động ngân quỹ. Trên cơ sở đó, lựa chọn phương án hành động tối ưu về mặt tài chính. Ngân hàng sẽ có sự chủ động về mặt tài chính, giảm thiểu các rủi ro, chi phí và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Năng lực tài chính của chi nhánh nhờ đó mà tăng lên.

Thứ ba, Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội cần chủ động hoạch định các chiến lược tài chính của mình. Hoạt động này bao gồm xem xét một cách chi tiết các nhân tố tài chính có những tác động quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của chi nhánh; chủ yếu bao gồm chiến lược huy động ngân quỹ, chiến lược tài trợ cho các dự án, đánh giá tính sinh lợi. Đồng thời, cần phải thiết lập một cơ cấu vốn của mình sau khi tiến hành phân tích những đặc trưng riêng của chi nhánh, cùng với lợi nhuận, chi phí và những rủi ro của các loại ngân quỹ. Từ đó, đưa ra kế hoạch về cơ cấu các nguồn huy động vốn mà ngân hàng sẽ huy động. Ngoài ra, Chi nhánh phải có kế hoạch dự phòng ngân quỹ theo hình thức phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu ngân quỹ đột xuất. Khi đó, ngân hàng

sẽ có một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đảm bảo khả năng thanh khoản, đồng thời đảm bảo có đủ nguồn tài chính cho phát triển các hoạt động ngân hàng.

Thứ tư, Minh bạch hoá, công khai hoá tài chính

Lành mạnh hoá hệ thống tài chính, minh bạch hoá hệ thống thông tin nhằm đánh giá đúng tiềm lực của chi nhánh, duy trì niềm tin của khách hàng vào ngân hàng, tạo ra các mối liên hệ, liên kết trong quá trình phát triển để nâng cao năng lực tài chính của mình.

Thứ năm, Đối với hoạt động thanh toán quốc tế cần mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho quá trình thanh toán, giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội.DOC (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w