quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam đã thực sự tham gia vào sân chơi quốc tế. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng
và phát triển thể hiện: Hoạt động đầu tư nước ngoài tăng mạnh: Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam ra nhập WTO, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã đạt mức kỷ lục khoảng 20 tỷ USD.1
Hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ cũng có nhiều dự án lớn hợp tác giữa Việt Nam với các nước thành viên của WTO.
Hoạt động xuất nhập khẩu: Năm 2006 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, cao gấp 16.5 lần năm 1990, với quy mô xuất khẩu đạt khoảng 39 tỷ USD. “Năm 2007 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 48 tỷ USD tăng 20.5% so với năm 2006”2. “Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 48.38 tỷ USD”3
Ngoài ra các hoạt động du lịch cũng tiếp tục phát triển.
Như vậy, các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng đã phát triển rất mạnh sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Hơn thế, trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, thương mại quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển. Thực tế thị trường đó đã đòi hỏi các dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại phải được mở rộng và phát triển.
Tuy nhiên, thương mại toàn cầu cũng tạo ra không ít thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng được thể hiện:
Việt Nam phải tuân thủ các cam kết gia nhập WTO mở cửa thị trường ngân hàng, năm 2007 đã có rất nhiều tổ chức xin thành lập ngân hàng. Điều này các ngân hàng thương mại Việt Nam trước áp lực cạnh tranh gay gắt hơn. Đòi hỏi các ngân hàng phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nếu một ngân hàng chỉ phát triển theo kiểu được chăng hay chớ thì trong một nền kinh tế thị trường - với sự cạnh tranh quyết liệt với vô vàn những rủi ro khó lường, ngân hàng đó không thể tồn tại vững vàng trong tâm trí khách hàng. Ngân hàng đó không thể phát triển ổn định, lâu dài.
1 Thời báo kinh tế Việt Nam
2 Xuất khẩu 2007: 3 thành tưu, 7 hạn chế, www.mof.gov.vn
Nếu đứng trên tầm vĩ mô của một quốc gia thì sự phát triển ổn định, bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại có ý nghĩa xã hội rất lớn. Bởi lẽ. đặc trưng nguyên liệu kinh doanh của ngân hàng thương mại là tiền tệ - loại hàng hoá mang tính xã hội hoá cao. Chỉ một thay đổi nhỏ của một ngân hàng thương mại cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các ngân hàng thương mại khác và ảnh hưởng đến toàn bộ người dân thậm chí có thể gây ra tình trạng hỗn loạn xã hội. Có thể lấy ví dụ như sự sụp đổ tín dụng ở An – ba – ni đầu năm 1997 đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn tới mức Chính phủ không thể kiểm soát được hoạt động của xã hội dẫn đến tình trạng bạo loạn lật đổ chính quyền.
Sự phát triển ổn định là cần thiết đối với các ngân hàng thương mại và đối với cả một quốc gia
Mặt khác, các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế của Việt Nam cũng đặt trong sức ép cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Mối quan hệ thương mại ngày càng phức tạp hơn. Do vậy các doanh nghiệp không chỉ có nhu cầu cao trong thanh toán mà còn có nhu cầu về an toàn, chính xác và hiệu quả, nhanh chóng.
Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội là một ngân hàng thương mại nhà nước tham gia vào quá trình cung ứng các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế phục vụ cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đất nước. Với vị trí thuận lợi, 23 B Quang Trung – Hà Nội, nằm ở trung tâm của thủ đô nơi tập trung nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu, gần hồ Hoàn Kiếm nơi có nhiều khách du lịch, ngay từ khi mới thành lập ngân hàng đã xác định phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế là một việc làm quan trọng nhằm tận dụng lợi thế của chi nhánh và góp phần vào sự thành công của ngân hàng.
Tuy nhiên việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội cũng gặp phải nhiều khó khăn.
• Môi trường kinh doanh luôn thay đổi: Môi trường kinh doanh của ngân hàng luôn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật trong nước, sự thay đổi của môi trường kinh tế thế giới.
• Sức ép cạnh tranh ngày càng lớn: Ở vị trí trung tâm của thủ đô là một điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế cho ngân hàng. Song đây cũng là nơi có nhiều ngân hàng thương mại tập trung và cung ứng các dịch vụ ngân hàng hết sức đa dạng trong đó có các sản phẩm và dịch vụ thanh toán quốc tế. Vì thế, Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội luôn đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại trong nước và cả các ngân hàng thương mại nước ngoài.
• Trước sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn, đòi hỏi các ngân hàng thương mại trong quá trình cung ứng các dịch vụ ngân hàng phải luôn coi khách hàng là trung tâm, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ thiết thực nhất cho nhu cầu của khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo được lợi ích cho ngân hàng.
• Là một chi nhánh mới thành lập, nguồn lực của chi nhánh cho hoạt động thanh toán quốc tế còn hạn chế so với một số ngân hàng thương mại lớn khác.
Để giải quyết những khó khăn trên, Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội cần có kế hoạch phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của ngân hàng trong thời gian dài. Như vậy, việc thực hiện các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển ổn định, lâu dài, nâng cao sức cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập và phát triển.
Chương 1 đã đưa ra những lý luận chung nhất về hoạt động thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại bao gồm: khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng và nguồn luật điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế nhằm giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về các dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Chương 1 cũng lý giải sự cần thiết phải phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại. Phân tích và luận giải các yêu cầu cần thực hiện phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Chương 2: Phân tích thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và tình hình thực hiện các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội. Từ đó, rút ra những đánh giá, nhận xét về những mặt được, chưa được và nguyên nhân để tìm ra giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng nói riêng và mọi hoạt động ngân hàng nói chung.
Chương 3 sẽ là một số kiến nghị và giải pháp đưa ra trên cơ sở phân tích lý luận trong chương 1 và đánh giá thực trạng phát triển trong chương 2 nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤTHANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ĐÔNG HÀ NỘI