Quảng Nam Đà Nẵng,Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nghiên cứu trường hợp IDM cộng đồng tại Việt Nam (Trang 44 - 45)

Sự ĐổI MớI

Quảng Nam Đà Nẵng,Việt Nam

tế đã thăm một vài lớp HLND miền Trung Việt Nam. Niềm say mê của bà là sử dụng gen một cách hiệu quả nh− là một chiến l−ợc để giảm tỷ lệ bệnh đạo ôn. Bệnh đạo ôn có thể là khó khăn chính trong vụ đông-xuân ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Ch−ơng trình IPM quốc gia, Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế và các viện nghiên cứu tại Việt Nam đã thống nhất bắt đầu làm việc với các nhóm nông dân IPM tại tỉnh Đà Nẵng - miền Trung Việt Nam. Nhóm sẽ thảo luận với nông dân liệu có thể xây dựng chiến l−ợc để quản lý bệnh đạo ôn tốt hơn trên cơ sở có sẵn giống kháng hay không.

Cũng trong năm đó, nhóm đã gặp nông dân IPM xã Duy Xuyên. Việc sử dụng nguồn gen hiệu quả hơn không phải là mối quan tâm duy nhất của nông dân và họ chỉ có sẵn một giống

trong vụ đông-xuân. Tuy nhiên nhóm cũng thể hiện hứng thú đ−ợc làm việc với các nhà

nghiên cứu và giảng viên để kiểm tra giống mới và nghiên cứu các nhân tố ảnh h−ởng tới sự phát triển của bệnh. Ho sẵn sàng thử trộn các giống lại với nhau nh− một chiến l−ợc sử dụng hiệu quả gen. Tr−ớc khi bắt đầu vụ đông-xuân 1994, hai nhóm nông dân của Đà Nẵng thuộc xã Duy Xuyên và Hà Lam gặp các nhà nghiên cứu và giảng viên một lần nữa để thảo luận các nghiên cứu có thể thực hiện. Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế và viện Bảo vệ Thực vật cung cấp 50 giống mới và 4 loại giống trộn. Nghiên cứu đánh giá ảnh h−ởng của các liều l−ợng đạm khác nhau và đánh giá ảnh h−ởng của việc sử dụng thuốc bệnh tới sự phát triển của bệnh hại cũng đ−ợc bố trí. Các nhóm nông dân gặp gỡ nhau hàng tuần trong suốt vụ. Các giảng viên

IPM của tỉnh Đà Nẵng h−ớng dẫn các cuộc họp này. Các nhà nghiên cứu và cán bộ của

Ch−ơng trình IPM Quốc gia thỉnh thoảng cũng tới dự. Tài liệu h−ớng dẫn đ−ợc xây dựng tr−ớc khi bắt đầu vụ nghiên cứu, tài liệu tập trung vào giống và bệnh hại.

Khi hết vụ tài liệu lại đ−ợc biên soạn lại trên cơ sở kinh nghiệm của giảng viên và nông dân. Tới vụ đông-xuân tiếp sau, giảng viên ở các tỉnh khác của Việt Nam đã tiến hành các nghiên cứu t−ơng tự với các nhóm IPM. Nông dân xã Hà Lam và Duy Xuyên tiếp tục đánh giá giống trong vụ tiếp theo (vụ hè). Sau vụ hè, nhóm nông dân ở Duy Xuyên quyết định không tiếp tục đánh giá giống nữa vì giống mới đ−ợc đ−a vào không tốt hơn các giống đang có sẵn. Tuy nhiên, trong cuộc họp tháng 3 năm 1996, nhóm nói rằng họ luôn sẵn sàng thử các giống mới. Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế và Viện Bảo vệ Thực vật sẽ cung cấp một số giống mới cho nhóm này. Tại xã Hà Lam, 10 nông dân của nhóm ban đầu vẫn tiếp tục làm việc và đến nay đã đánh giá đ−ợc 6 giống mới. Họ đã đánh giá 6 giống này trong 7 vụ và nghĩ rằng một số giống sẽ đ−ợc dùng trong xã của họ. Họ cũng đã cung cấp một số giống mới cho xã bên, nơi nông dân cũng đang kiểm tra giống. Chi cục Bảo vệ Thực vật Đà Nẵng hỗ trợ cho những nghiên cứu này và thấy sự tham gia tích cực đầy hứa hẹn của các nhóm nông dân trong việc đánh giá giống. Sau khi thăm ruộng ở Đà Nẵng, các nhà lai tạo giống của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế cũng nói rằng họ nhận thấy sự tham gia sớm của các nhóm nông dân trong việc đánh giá giống là một cải tiến quan trọng.

PHáT TRIểN IPM CHè CHO NôNG DÂN ở PHạM VI NHỏ

Tỉnh Bắc Thái, Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nghiên cứu trường hợp IDM cộng đồng tại Việt Nam (Trang 44 - 45)