Nội dung ph−ơng pháp huấn luyện

Một phần của tài liệu Các nghiên cứu trường hợp IDM cộng đồng tại Việt Nam (Trang 34 - 36)

DIễN ĐàN

Nội dung ph−ơng pháp huấn luyện

Giai đoạn 1 tập trung vào nội dung huấn luyện, đ−ợc tiến hành từ 30/7-6/8/1998, một tháng tr−ớc khi lớp huấn luyện nông dân bắt đầu. Giai đoạn 2 giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng viên nông dân tiến hành các lớp huấn luyện nông dân và trao đổi thông tin mới. Giai đoạn này tiến hành từ 20/9 - 26/9/1998, sáu tuần sau khi lớp huấn luyện nông dân bắt đầu.

ở giai đoạn 1, giảng viên huyện và giảng viên nông dân cùng nhau thảo luận các nội dung và ph−ơng pháp giảng dạy, việc thu thập và nuôi côn trùng. Các chủ đề đ−ợc thảo luận bao gồm:

- Phân tích hệ sinh thái đồng ruộng

- Chuột

- Cỏ dại

- Quản lý bệnh

- Vòng đời và chuỗi thức ăn, v.v...

Những chủ đề thảo luận này là cơ sở để có đ−ợc kỹ năng giảng dạy và h−ớng dẫn. Các cuộc thảo luận theo thực hành tập trung vào:

- Ph−ơng pháp tốt nhất để h−ớng dẫn một chủ đề cụ thể

- Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.

Hết giai đoạn 1 của khoá huấn luyện, học viên đ−ợc chia thành các nhóm nhỏ để đi thực hành tại các lớp huấn luyện nông dân của 4 xã. Tại các lớp này, giảng viên nông dân tổ chức nhau thành những nhóm nhỏ, mỗi ng−ời đóng một vai trò nhất định. Khi một giảng viên nông dân giảng bài, số còn lại ngồi cùng với nông dân để học tập hoặc thay đổi nhau h−ớng dẫn cho nông dân theo nội dung từng buổi học. Vai trò của giảng viên huyện là tổ chức và h−ớng dẫn giảng viên nông dân, giúp họ về nội dung, ph−ơng pháp, về lý thuyết và thực hành. Giảng viên tỉnh hay giảng viên "cụm tỉnh" quan sát, trao đổi, bổ sung một số thông tin mới cho giảng viên huyện, giảng viên nông dân cũ và mới.

("Cụm tỉnh" có nghĩa là một nhóm các tỉnh. Tại Việt Nam, nhóm "cụm tỉnh" đ−ợc tổ chức để giúp đỡ việc quản lý và tổ chức các ch−ơng trình IPM địa ph−ơng. Nhóm "cụm tỉnh" tham gia các cuộc họp cấp quốc gia, đi thăm đồng ruộng để theo dõi chất l−ợng huấn luyện, tổ chức tập huấn cho các giảng viên tại địa ph−ơng và hỗ trợ các hoạt động IPM cộng đồng). Họ cũng th−ờng xuyên thăm các hoạt động của giảng viên nông dân và lớp nông dân huấn luyện nông dân để tìm thấy những điểm đ−ợc và tồn tại, những thuận lợi và khó khăn cũng nh− h−ớng khắc phục. Việc đi thăm và hỗ trợ kỹ thuật cho các lớp nông dân huấn luyện nông dân đã đ−a ra h−ớng đi thích hợp để hoàn thiện nội dung và ph−ơng pháp huấn luyện.

Trên cơ sở kinh nghiệm và thông tin mà giảng viên IPM thu thập đ−ợc từ các giảng viên nông dân qua các lớp nông dân huấn luyện nông dân, các nội dung sau đ−ợc xác định cho giai đoạn 2:

- Thảo luận những điểm mạnh của giảng viên nông dân trong các lớp nông dân huấn

luyện nông dân.

- Thu thập các tồn tại trong các lớp nông dân huấn luyện nông dân và cùng nhau thảo

luận tìm ra các giải pháp khắc phục.

- Thảo luận vai trò của giảng viên cụm tỉnh và giảng viên huyện trong khoá huấn luyện.

- Cùng nhau thảo luận và xây dựng tài liệu h−ớng dẫn chi tiết về ch−ơng trình IPM cho giảng viên nông dân.

Thảo luận ở giai đoạn 2 cho thấy giảng viên nông dân đã nắm bắt đ−ợc những kiến thức cơ bản, cũng nh− đã rèn đ−ợc các kỹ năng trong giảng dạy. Họ rất say mê với công việc, đ−ợc nông dân tin t−ởng, đồng thời kết quả huấn luyện của họ khá tốt giúp cho nhiều nông dân áp dụng ch−ơng trình đã học vào sản xuất vụ mùa 1998.

Học viên ở các lớp huấn luyện rất khen ngợi những giảng viên nông dân của mình:

"Tr−ớc kia tôi thấy anh ấy là một nông dân bình th−ờng, nh−ng từ khi tôi đi học IPM và nhất là từ khi tôi gặp anh ấy giảng bài ở xóm tôi, tôi thấy thật ngạc nhiên. Anh ấy đã h−ớng dẫn chúng tôi về kỹ thuật cây lúa, về sâu bệnh và ảnh h−ởng của thuốc trừ sâu..."

Đây là lời nói chân tình của chị Đinh Thị Ph−ợng, học viên lớp huấn luyện xóm Nam Tiến, xã Vũ Vinh nói về anh Đoàn Tất Chuân, một trong những giảng viên nông dân đang một nắng hai s−ơng, tích cực tham gia công lác đồng ruộng cùng học viên. Vâng đúng nh− nhận xét của chị, một nông dân bình th−ờng qua khoá huấn luyện có thể trở thành giảng viên nông dân. Với những kinh nghiệm sẵn có của mình, qua trực tiếp giảng dạy, gần gũi với nông dân, những giảng viên nông dân này có thể giúp đỡ những nông dân khác học và ứng dụng kết quả của ch−ơng trình IPM vào sản xuất đạt đ−ợc kết quả cao nhất.

Bên cạnh những ý kiến tốt về giảng viên nông dân, một số điều cần đ−ợc cải tiến là:

- Giảng viên nông dân còn hạn chế về chuyên môn và thực tế.

- Giảng viên nông dận còn nói nhiều hơn thực hành câu hỏi và h−ớng dẫn trả lời đôi lúc còn sai ph−ơng pháp.

- Một số nông dân còn lúng túng vì vậy đã bị động trong giảng dạy.

- Giảng viên nông dân còn hạn chế trong việc nuôi và h−ớng dẫn nuôi côn trùng.

"Đội ngũ giảng viên nông dân tuy đã đ−ợc Chi cục Bảo vệ thực vật giúp đỡ, đào tạo song do nhận thức, kinh nghiệm và sự phân công của địa ph−ơng nên anh chị em ch−a thể làm chuyên trách đ−ợc". (Đây là ý kiến của ông Đoàn Tất Đậu, Chủ nhiệm Hợp tác xã Vũ Vinh).

Đánh giá kết quả khoá huấn luyện

Một phần của tài liệu Các nghiên cứu trường hợp IDM cộng đồng tại Việt Nam (Trang 34 - 36)