Sự ĐổI MớI
Các hoạt động chính do Ch−ơng trình IPM Chè tiến hành năm 1994-1995
Việc xem xét tài liệu và kinh nghiệm tại Việt Nam và các n−ớc trồng chè khác chỉ ra rằng cần phải xây dựng phần lớn cơ sở kỹ thuật cho ch−ơng trình IPM chè cho những nông dân trồng chè trên diện tích nhỏ tại Việt Nam. Các thông tin, đặc biệt là thông tin về thiên địch và một số sâu hại chính nh− rầy xanh hại chè (Empoasca formosana), còn thiếu hoặc thích hợp hơn trên diện rộng, ví dụ ở Sri Lan-ca và ấn Độ. Vì vậy Chi cục Bảo vệ Thực vật và CIDSE quyết định bắt đầu để nông dân tiến hành nghiên cứu đồng ruộng theo thực tế điều kiện sinh thái và điều kiện kinh tế của họ, mô hình lớp HLND có thể cung cấp một quá trình tốt cho kiểu
nghiên cứu này. Các chủ đề của các nghiên cứu đ−ợc xác định qua thảo luận với nông dân ở 5 xã đ−ợc chọn. Cuộc thảo luận có sự tham gia của cán bộ Chi cục Bảo vệ Thực vật, trung tâm khuyến nông tỉnh, tổ chức CIDSE và Viện nghiên cứu Chè Việt Nam. Tổng số 15 nhóm
nghiên cứu đ−ợc thành lập, mỗi nhóm gồm 3-10 nông dân và l cán bộ của Chi cục Bảo vệ
Thực vật hoặc cán bộ khuyến nông làm ng−ời h−ớng dẫn. Hai nhà nghiên cứu của Viện
nghiên cứu Chè Việt Nam cũng giúp đỡ kỹ thuật cho các nhóm trong các đợt theo dõi hàng tháng. Các chủ đề sau đây đ−ợc lựa chọn cho năm 1994:
1. ảnh h−ởng của cây phân xanh (cây cốt khí);
2. ảnh h−ởng của việc t−ới n−ớc tới cây chè trong mùa khô;
3. So sánh 3 mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (Tập quán nông dân, "IPM" và Không phun);
4. Điều tra và kiểm tra ảnh h−ởng của cây bóng mát;
5. So sánh ảnh h−ởng của chất kích thích sinh tr−ởng và Monitor.
Trong suốt cả năm các nhóm gặp nhau 1 tuần 1 lần ở ruộng nghiên cứu. Họ nghiên cứu năng suất và sự phát triển của cây chè, phân tích hệ sinh thái đồng ruộng chè và quyết định hành động sẽ tiến hành cho các công thức khác nhau của nghiên cứu, trong đó có nông học (chẳng hạn nh− thu hoạch) và vật t− hoá học (chẳng hạn nh− phân bón và thuốc bảo vệ thực vật). Đến cuối năm, 3 Hội nghị đầu bờ trở thành nơi thảo luận và chia sẻ thông tin về những nghiên cứu đã triển khai. Mặc dù việc tham gia nghiên cứu chiếm mất rất nhiều thời gian (các nhóm gặp nhau vào các buổi sáng từ 25-30 lần/năm), nh−ng hầu hết nông dân vẫn muốn tiếp tục nghiên cứu.
Các nghiên cứu đồng ruộng cho năm 1995 đ−ợc thảo luận chi tiết với sự tham gia của các nhóm nông dân. Nghiên cứu về chất kích thích sinh tr−ởng đ−ợc thay đổi với công thức "đối chứng", thay cho công thức dùng Monitor. Hai nghiên cứu mới cũng đ−ợc lựa chọn:
1. ảnh h−ởng của các kỹ thuật hái khác nhau;
2. ảnh h−ởng của các loại phân và liều l−ợng phân khác nhau.
Tổng số các nhóm nghiên cứu tăng lên 19 nhóm trong 6 xã. Tất cả các nhóm tiếp tục gặp gỡ nhau hàng tuần để điều tra đồng ruộng và quyết định biện pháp quản lý đồng ruộng. Trong tháng 8 các giảng viên IPM chính trên lúa của Bắc Thái cũng làm việc với các nhóm nông dân IPM trên chè để thử một số bài tập nuôi côn trùng từ lớp HLND IPM trên lúa. Mục đích là tiến hành một số nghiên cứu đặc biệt (chẳng hạn nh− nghiên cứu ảnh h−ởng của thiên địch tới bột phát rầy xanh hại chè) và đẩy mạnh quá trình phân tích hệ sinh thái nông nghiệp.
Các kết quả chính của các thí nghiệm đồng ruộng