Tỉnh Bắc Thái, Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nghiên cứu trường hợp IDM cộng đồng tại Việt Nam (Trang 45)

Sự ĐổI MớI

Tỉnh Bắc Thái, Việt Nam

thông qua các hoạt động của Ch−ơng trình IPM Quốc gia. Tuy nhiên, Bắc Thái khác với các tỉnh khác của Việt Nam do nhận đ−ợc sự trợ giúp chính về mặt kỹ thuật và tài chính từ Tổ chức phi chính phủ CIDSE cho ch−ơng trình IPM của tỉnh. Tổ chức phi chính phủ này hoạt động tích cực trong tỉnh từ cuối những năm 80 và bắt đầu hỗ trợ các hoạt động IPM tại Bắc Thái từ năm 1993. Đó là khi 2 cán bộ Chi cục Bảo vệ Thực vật tham gia vào khoá Đào tạo giảng viên IPM quốc gia đầu tiên do Ch−ơng trình IPM Việt nam và Ch−ơng trình IPM Liên quốc gia FAO tổ chức. Bắt đầu từ đó CIDSE hỗ trợ các chuyên gia bảo vệ thực vật địa

ph−ơng và cán bộ khuyến nông tham gia vào các Khoá đào tạo giảng viên khác, đồng thời

tham gia vào huấn luyện IPM trên lúa cho nông dân qua hình thức lớp HLND.

Ngay sau khi thấy những kết quả khả quan của huấn luyện IPM trên lúa, rất nhiều nông dân, cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo địa ph−ơng đề nghị Chi cục Bảo vệ Thực vật và tổ chức CIDSE bắt đầu ch−ơng trình để xây dựng IPM trên cây chè. Chè xanh là loại n−ớc uống phổ biến ở miền Bắc Việt Nam và chè của tỉnh Bắc Thái có chất l−ợng tốt nhất. Do vậy chè là cây trồng đem lại lợi nhuận hấp dẫn cho nhiều nông dân trong tỉnh. Do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè cao, ng−ời dân bắt đầu uống những loại khác và tìm chè "sạch" (Điều lý thú cần chỉ ra ở đây là nhiều nông dân giữ một diện tích nhỏ chè không phun cho chính họ dùng). Điều tra năm 1994 trong số 150 hộ trồng chè ở tỉnh Bắc Thái phát hiện ra rằng trung bình nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật 17 lần trong vụ trồng 1 năm. Ước tính việc phun nh−

vậy có thể dẫn đến kết quả là 45,2 kg thuốc bảo vệ thực vật đ−ợc sử dụng cho 1 ha trong 1 năm. Thuốc trừ sâu Monitor (methanlidophos) gây vấn đề đặc biệt, do riêng nó đã chiếm 82% l−ợng thuốc đ−ợc phun. Lý do chính cho việc làm này là nông dân tin t−ởng rằng Monitor kích thích sinh tr−ởng và phát triển những búp chè mới sau khi thu hoạch. Ban đầu, CIDSE tổ chức một cuộc hội thảo vào tháng 3 năm 1994 để thảo luận về những vấn đề có liên quan tới việc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và cải tiến các ph−ơng pháp trồng chè. Hội thảo có sự tham gia của khoảng 40 ng−ời có kinh nghiệm trực tiếp trong sản xuất chè hoặc quản lý dịch hại trên cây chè. Trong số những ng−ời tham dự hội thảo có cả nông dân, cán bộ bảo vệ thực vật, cán bộ khuyến nông của 5 tỉnh phía Bắc, các nhà nghiên cứu và cán bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng một số tổ chức phi chính phủ. Hội thảo đã lập ra đ−ợc “kế hoạch hành động" cho Bắc Thái. Kế hoạch chỉ ra nhu cầu làm thí nghiệm và ruộng trình diễn do nông dân và cán bộ kỹ thuật tiến hành để xây dựng kỹ thuật IPM cho chè. Nó bao gồm các ph−ơng pháp canh tác đ−ợc cải tiến (theo "4 nguyên tắc của IPM" của ch−ơng trình IPM trên lúa). Kế hoạch hành động này làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo do Chi cục Bảo vệ Thực vật Bắc Thái và CIDSE tiến hành năm 1994-1996.

Các hoạt động chính do Ch−ơng trình IPM Chè

Một phần của tài liệu Các nghiên cứu trường hợp IDM cộng đồng tại Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)