0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Vụ MùA 199 8- TỉNH THáI BìNH

Một phần của tài liệu CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP IDM CỘNG ĐỒNG TẠI VIỆT NAM (Trang 30 -31 )

DIễN ĐàN

Vụ MùA 199 8- TỉNH THáI BìNH

Ch−ơng trình Quản lý tổng hợp dịch hại (IPM) trên lúa tại Việt Nam đã huấn luyện đ−ợc khoảng 1486 giảng viên tại 44 khoá huấn luyện giảng viên từ năm 1992 đến 1996. Một số giảng viên là cán bộ kỹ thuật của các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, trạm bảo vệ thực vật huyện, một số giảng viên khác thuộc Trung tâm Bảo vệ thực vật Vùng. Sau khi tham gia khoá huấn luyện giảng viên, các cán bộ kỹ thuật này tiến hành các Lớp huấn luyện nông dân trên lúa ở tỉnh và vùng của họ. Kết quả là khoảng 333.520 nông dân đã đ−ợc huấn luyện về IPM trên lúa. Con số này vẫn tiếp tục tăng lên do các tỉnh cố gắng đạt đ−ợc mục tiêu Ch−ơng trình IPM Quốc gia đặt ra là tổ chức đ−ợc ít nhất 1 lớp HLND IPM trên 90% xã trồng lúa tại Việt

Nam. Nông dân rất phấn khởi đón nhận ch−ơng trình IPM và đã áp dụng IPM trong những

năm gần đây Việc thực hiện và áp dụng IPM đã đạt đ−ợc một số thành tích đáng khích lệ. Tuy nhiên, số nông dân đ−ợc giảng viên huấn luyện vẫn còn hạn chế.

Tại nhiều địa ph−ơng, nông dân tự tổ chức để mở rộng IPM trong cộng đồng của họ qua nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có các lớp nông dân huấn luyện nông dân. Có một cách để củng cố sáng kiến này và củng cố chất l−ợng huấn luyện là huấn luyện giảng viên nông dân. Với những kinh nghiệm thu đ−ợc từ việc huấn luyện những nông dân khác, giảng viên nông dân có thể nâng cao năng lực cộng đồng để xây dựng kế hoạch và quản lý ch−ơng trình IPM địa ph−ơng. Kết quả là giảng viên nông dân cũng có thể đảm nhiệm vai trò trong việc củng cố mối liên kết giữa các cộng đồng tham gia IPM.

Nghiên cứu tr−ờng hợp này do giảng viên IPM tỉnh Thái Bình viết với mục đích chia sẻ kinh nghiệm về quá trình huấn luyện giảng viên nông dân.

Lời nói đầu

Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, cách Hà Nội khoảng 100 km về phía Đông Nam Việt Nam. Diện tích đất canh tác của tỉnh là 83.000 ha với 45 vạn hộ nông dân. Từ vụ Xuân năm 1994, Thái Bình đã tổ chức triển khai huấn luyện đ−ợc 659 mô hình IPM, trong đó có một số hoạt động đ−ợc Ch−ơng trình IPM Quốc gia hỗ trợ. Có thể liệt kê một số mô hình sau:

- 413 lớp huấn luyện nông dân trên lúa do giảng viên IPM giảng dạy.

- 205 lớp huấn luyện nông dân trên lúa do giảng viên nông dân giảng dạy.

- 21 lớp huấn luyện nông dân khác (17 lớp trên rau, 2 lớp về ốc b−ơu vàng và 2 lớp quản lý bệnh).

- 4 ruộng trình diễn IPM diện rộng.

- 16 câu lạc bộ IPM đ−ợc tổ chức để thu hút và khuyến cáo ch−ơng trình IPM đến với nông dân.

Đến hết năm 1998, số hộ nông dân có ít nhất một thành viên đ−ợc học và đ−ợc vận động cùng thực hiện IPM là 62.721 hộ, bằng 13,9% tổng số hộ nông dân trong toàn tỉnh.

3 Tài liệu hoàn chỉnh về Huấn luyện giảng viên nông dân có bao gồm cả Tài liệu h−ớng dẫn đồng ruộng cho giảng viên nông dân. Tài liệu này sẽ đ−ợc in vào tháng 6 năm 1999.

Ch−ơng trình IPM thực sự có hiệu quả đối với-sản xuất của nông dân, đ−ợc nông dân chấp

nhận và đề nghị mở rộng. Việc đ−ợc học và ứng dụng IPM vào sản xuất là niềm mong mỏi

của mỗi ng−ời nông dân Thái Bình. Từ sau vụ Xuân năm 1994, nhằm đáp ứng nguyện vọng

của nông dân, với sự quan tâm tạo điều kiện của ch−ơng trình IPM Quốc gia, Chi cục Bảo vệ Thực vật Thái Bình tổ chức các lớp nông dân huấn luyện nông dân. Từ đó, sau mỗi khoá học, Chi cục Bảo vệ Thực vật chọn 2-3 nông dân tiêu biểu của mỗi xã, có năng lực huấn luyện những nông dân khác về IPM để Chi cục huấn luyện thêm cho họ về chuyên môn, kỹ năng trong giảng dạy. Sau đó họ trở về các địa ph−ơng mở các lớp huấn luyện nông dân. Với nỗ lực của các giảng viên nông dân này, một số xã đã mở đ−ợc từ 1 - 3 lớp huấn luyện nông dân. Trên toàn tỉnh đã có 95% số xã đ−ợc huấn luyện IPM nh−ng số hộ nông dân đ−ợc học còn thấp. Để tiến tới đạt đ−ợc mục tiêu của Kế hoạch Quốc gia cho IPM, việc đẩy nhanh huấn luyện đội ngũ giảng viên cơ sở là rất quan trọng, bắt đầu từ việc huấn luyện giảng viên nông dân.

"Để duy trì và mở rộng ch−ơng trình IPM tại các cơ sở của các huyện, cần phải đẩy nhanh công tác huấn luyện nông dân, nh− vậy phải có h−ớng huấn luyện giảng viên nông dân. Tỉnh, huyện, xã phải có một phần kinh phí cho hoạt dộng này..." Trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Tạo, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Vũ Th−.

Giới thiệu

Một phần của tài liệu CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP IDM CỘNG ĐỒNG TẠI VIỆT NAM (Trang 30 -31 )

×