Công nghệ hướng thành phần

Một phần của tài liệu 043_Tom tat khoa luan tot nghiep K48CNPM.pdf (Trang 81 - 82)

- Mạng nhiều lớp: Các neural vẫn hoạt

Công nghệ hướng thành phần

thống

Nguyễn Anh Tuấn MSV: 0320349

Giáo viên hướng dẫn TS. Trương ninh thuận

Đặt vấn đề:

Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội với tốc độ chóng mặt. Các hệ thống thơng tin ngày càng có qui mơ rộng và độ phức tạp ngày càng cao. Điều này đặt ra yêu cầu phải xây dựng hệ thống như thế nào để có hệ thống với chất lượng tốt, trong khoảng thời gian ngắn và đặc biệt thuận lợi cho việc bảo trì. Liệu có thể xây dựng hệ thống bằng cách ghép nối các thành phần đã có hay khơng ?

Cơng nghệ hướng thành phần

Hiện nay lập trình hướng đối tượng đã chứng minh được ưu điểm vượt trội của nó so với lập trình thủ tục trước kia, và đang dần thay thế mơ hình lập trình thủ tục. Nhờ việc dễ dàng nâng cập version và bảo trì mã lệnh trong các hệ thơng lớn, lập trình hướng đối tượng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Ngày nay, hầu như mọi ngôn ngữ đều hỗ trợ và nâng cấp để có thể sử dụng hướng đối tượng, mở đầu là Smalltalk, C++, Object Pascal, Delphi, Visual Basic, tiếp đến là các hệ quản trị dữ liệu Visual Foxpro, Access, SQL Server, Oracle và sau cùng là ngôn ngữ Java, Visual Studio.Net thuần đối tượng.

Có 1 điểm hạn chế rất lớn là khả năng chuyển đổi giữa các ngôn ngữ là các đối tượng được thiết kế bằng ngôn ngữ nào thì sau khi biên dịch ra dạng nhị phân, chỉ có mã lệnh tương ứng của ngơn ngữ đó mới truy cập được đối tượng. Vì thế khả năng sử dụng lại, tương tác giữa các đối tượng của các ngơn ngữ là rất khó khăn. Cơng nghệ hướng thành phần là mong muốn tìm một tiếng nói chung cho tất cả các ngơn ngữ lập trình hiện có (tương tự như “quốc tế ngữ” với con người). Và do các hệ thống thông tin ngày càng có độ lớn và phức tạp, yêu cầu phải được xây dựng trong một thời gian ngắn. Vì vậy quy trình phát triển phần mềm hướng thành phần ra đời giảm bớt thời gian phát triển hệ thống. Thay vì phải xây dựng từ đầu, các nhà phát triển có thể lựa chọn trong số các thành phần trong thư viện của mình hoặc của các hãng khác, xây dựng thêm thành phần mới phù hợp với yêu cầu, sau đó thích nghi và kết nối các thành phần đó với nhau. Và

điều này sẽ làm cho thời gian xây dựng hệ thống được giảm đáng kể, chất lượng hệ thống đáng tin cậy hơn và giá thành xây dựng hệ thống giảm xuống vì khơng phải mất thời gian kiểm tra và mã hoá lại. Hơn nữa, các thành phần phần mềm có thể dùng cho nhiều hệ thống, độc lập với ngôn ngữ

-80- lập trình, có thể thích ứng với nhiều platform….

Trong cơng phần mềm, sử dụng lại là một ý tưởng mà các nhà phát triển xưa và nay vẫn thường dùng. Họ sử dụng lại ý tưởng sự trừu tượng hoá và xử lý, nhưng các cách tiếp cận sử dụng lại này thường không tuân theo một quy định chung nào. Ngày nay, với việc phải xây dựng các hệ thống trên nền máy tính phức tạp, chất lượng cao trong một khoảng thời gian ngắn, thì cách tiếp cận sử dụng lại càng được đề cập đến nhiều. Công nghệ phần mềm hướng thành phần là một quá trình nhấn mạnh đến thiết kế và xây dựng các hệ thống phần mềm sử dụng các thành phần. Công nghệ phần mềm hướng thành phần chuyển từ việc lập trình tạo ra các phần mềm sang việc biên soạn, tập hợp các hệ thống tin học, các nhà phát triển tập trung vào việc tích hợp. Tuy nhiên, có rất nhiều câu hỏi nảy sinh. Có thể tạo ra các hệ thống phức tạp bằng việc ghép các thành phần phần mềm không? Việc này có thể đáp ứng được yêu cầu về giá thành và hiệu quả khơng? Lợi ích đem lại có đủ khuyến khích các kỹ sư phần mềm sử dụng lại hơn là làm từ đầu? Việc quản trị có nảy sinh nhiều vấn đề khi tạo ra các thành phần phần mềm khả dụng lại? Thư viện các thành phần cần thiết có đủ đáp ứng các yêu cầu bài tốn của người sử dụng khơng? Để trả lời được các câu hỏi đó cần phải có thêm thời gian cũng như việc đúc rút kinh nghiệm qua các dự án phát triển phầm mềm hướng thành phần.

Một phần của tài liệu 043_Tom tat khoa luan tot nghiep K48CNPM.pdf (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)