ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện hồng dân – bạc liêu (Trang 62 - 69)

NHNo&PTNT HỒNG DÂN

4.3.1 Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và an toàn hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó cho biết trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng đang rơi vào trạng thái kém an toàn, dựa vào đó ngân hàng có thể đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất. Giai đoạn này, có lúc nợ xấu của cả hệ thống NHNo&PTNT rất cao, nằm trong nhóm những ngân hàng tại Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu rất cao và được dư luận quan tâm nhiều. Theo báo cáo kiểm toán Nhà nước, tính đến thời điểm 31/12/2012, nợ xấu của NHNo&PTNT là 8,16%, tăng 34,43% so với thời điểm 31/12/2011 và đến 30/06/2013, tỷ lệ nợ xấu lại tiếp tục tăng lên, trong đó nợ có khả năng mất vốn lên đến 23.652 tỷ đồng (chiếm 59,23% trong tổng nợ xấu). Còn hiện tại, qua các phân tích thì tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT Hồng Dân luôn dưới 1%, dưới ngưỡng mà NHNN khuyến cáo.

52

Bảng 4.6: Tỷ lệ nợ xấu phân theo nhóm nợ tại NHNo&PTNT Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014.

Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, hoạt động của ngân hàng có bước khởi sắc trước tình hình kinh tế chung của đất nước vẫn còn nhiều biến động như hiện nay. Đó là do Ban lãnh đạo của NHNo&PTNT Hồng Dân điều hành và có những biện pháp xử lý nợ xấu tốt, đúc kết kinh nghiệm xử lý nợ xấu, các chính sách hỗ trợ khách hàng. Từ những phân tích trên cho ta thấy chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng trong những năm qua. Chất lượng tín dụng ngày càng được chú trọng thì hiệu quả tín dụng cũng sẽ ngày càng nâng cao theo đó. Điều đó được thể rõ thông qua sự sụt giảm của nợ xấu và sự tăng trưởng của tín dụng như những phân tích trên. Từ đó đã kéo tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng xuống thấp, đạt đến một tỷ lệ tốt mà các ngân hàng khác trên địa bàn huyện Hồng Dân nói riêng và trên cả nước nói chung đang cố gắng đạt được.

Cụ thể, năm 2011, cứ 100 đồng dư nợ thì có 0,9 đồng nợ xấu, trong khi đó, nợ nhóm 4 và nhóm 5 chiếm 0,69 đồng. Trong năm này tỷ lệ nợ xấu đang ở mức tốt nhưng nợ nhóm 4 và nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0,74% (giảm 17,78% so với năm 2011), tức là có 0,74 đồng nợ xấu trong 100 đồng dư nợ, trong đó nợ nhóm 4 và 5 chiếm 0,55 đồng. Nợ xấu giảm nhẹ và sự gia tăng trưởng mạnh của dư nợ đã kéo tỷ lệ nợ xấu xuống thấp, đạt đến mức tốt. Tương tự, năm 2013, do nợ xấu được kiểm soát ngày càng giảm, dư nợ tín dụng tiếp tục tăng trưởng như các phân tích trên đã kéo

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014

Nợ nhóm 3/Tổng dư nợ 0,21 0,19 0,12 0,17 0,11

Nợ nhóm 4/Tổng dư nợ 0,25 0,19 0,11 0,16 0,06

Nợ nhóm 5/Tổng dư nợ 0,44 0,36 0,27 0,29 0,22

53

tỷ lệ nợ xấu xuống đạt mức 0,50%. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vào cuối tháng 6 năm 2013 và cuối tháng 6 năm 2014 lần lượt là 0,62% và 0,39%.

4.3.2 Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu

Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu trên tổng số khách hàng có nợ tại ngân hàng khá thấp, luôn thấp hơn 4% và ngày càng giảm. Năm 2011, tỷ lệ này là 3,85%, tức có nghĩa, trong 100 khách hàng vay vốn thì có gần 4 khách hàng nợ xấu và tỷ lệ này giảm xuống 3,46% trong năm 2012. Tỷ lệ này là 3% vào năm 2013, đến tháng 6 năm 2014 chỉ còn lại 2,8%. Điều này chứng tỏ chất lượng khách hàng của ngân hàng ngày càng tăng. Ngân hàng đã ngày càng chú ý vào khâu chọn lọc khách hàng trước khi cho vay cũng như giám sát khách hàng nên chất lượng tín dụng cũng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, ngân ngân hàng còn kiên quyết xử lý các khách hàng cố tình trốn nợ, không có thiện chí trả nợ làm cho số khách hàng có nợ xấu ngày càng giảm. Mặc khác, do nông nghiệp địa phương ngày càng cải thiện và phát triển, buôn bán thuận lợi hơn, được giá hơn nên đời sống nông dân cũng ngày càng tốt hơn nên số khách hàng có nợ xấu của ngân hàng cũng ngày càng giảm đi làm cho tỷ số này ngày càng giảm.

4.3.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng hay hệ số dự phòng rủi ro tín dụng cho chúng ta biết số tiền trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng chiếm bao nhiêu so với số dư nợ bình quân của ngân hàng. Trích lập dự phòng càng cao thể hiện ngân hàng còn nhiều khoản nợ kém chất lượng. Tuy nhiên, việc trích dự phòng nhiều còn thể hiện sự phòng thủ của ngân hàng đối với những tình huống xấu có thể xảy ra, bảo vệ quyền lợi cho những khách hàng gửi tiền tại ngân hàng.

Nhìn chung dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập của ngân hàng giảm dần qua các năm, trong khi dư nợ bình quân tăng lên từng năm làm cho tỷ lệ dự phòng rủi ro giảm dần qua các năm. Năm 2011, tỷ lệ này là 0,61%, tức là trong 100 đồng dư nợ thì có 0,61 đồng được trích dự phòng, trong khi số đồng nợ xấu là 0,9 đồng trên 100 đồng dư nợ, trong đó nợ nhóm 5 chiếm hết 0,44 đồng. Nhìn vào con số trích lập ta thấy, số dự phòng của ngân hàng chưa đủ để có thể bù đắp cho rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Khi cứ 100 đồng nợ thì có 0,9 đồng nợ xấu trong khi ngân hàng chỉ trích lập có 0,61 đồng. Trên thực tế, đa phần các phát sinh sử dụng quỹ dự phòng rủi ro là để xử lý nợ nhóm 5 (khi ngân hàng xác định đây là nợ không thể thu hồi trừ khi phát mãi tài sản đảm bảo). Nếu so sánh con số trích lập dự phòng này với tỷ lệ nợ nhóm 5 ta thấy, dùng 0,61 đồng dự phòng để đảm bảo

54

Bảng 4.7: Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014.

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014

Dư nợ bình quân Triệu đồng 147.514 171.206 204.452 196.348 230.792

Nợ xấu Triệu đồng 1.405 1.389 1.105 1.277 935 Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 690 665 598 604 527 Dự phòng RRTD được trích Triệu đồng 899 867 790 811 685 Số khách hàng có nợ Khách hàng 5.175 5.547 5.768 5.860 5.899 Số khách hàng nợ xấu Khách hàng 199 192 173 185 165 Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu % 3,85 3,46 3,00 3,16 2,80 Tỷ lệ dự phòng RRTD % 0,61 0,51 0,39 0,41 0,30 Hệ số khả năng mất vốn % 0,47 0,39 0,29 0,31 0,23 Khả năng bù đắp RRTD % 63,99 62,42 71,49 63,51 73,26

55

cho 0,44 đồng nợ xấu nhóm 5 đã là an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế luôn tồn tại những rủi ro khách quan mà ngân hàng không thể lường trước được như trường hợp khách hàng là tổ chức doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích thì ngân hàng vẫn phải sử dụng quỹ dự phòng để xử lý cho các nhóm nợ này mặc dù nó vẫn được phân loại vào các nhóm nợ tốt hơn.

Tương tự, năm 2012, cứ 100 đồng dư nợ có 0,74 đồng nợ xấu, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm 0,36 đồng, dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập là 0,51 đồng. Vì vậy, ngân hàng vẫn trích dự phòng chưa được đảm bảo.

Sáu tháng đầu năm 2013, với 100 đồng dư nợ có 0,62 đồng nợ xấu, nhưng ngân hàng chỉ trích 0,41 đồng dự phòng. Như vậy, tình hình trích dự phòng vẫn còn yếu kém.

Năm 2013: tình hình trích dự phòng của ngân hàng cũng chưa được cải thiện. Khi với 100 đồng dư nợ thì ngân hàng chỉ trích 0,39 đồng dự phòng cho 0,5 đồng nợ xấu.

Hai đại lượng dự phòng rủi ro được trích lập và dư nợ cho vay biến thiên theo hai hướng trái ngược nhau ngày càng làm cho tỷ lệ trích dự phòng rủi ro ngày càng giảm. Mặc dù vậy, nợ xấu giảm nên dự phòng mới giảm, nếu xét trên khía cạnh nợ xấu thì đây là một dấu hiệu tích cực. Còn nếu xét trên khía cạnh dư nợ cho vay thì đây là điều ngân hàng cần lưu ý vì dự phòng của ngân hàng rất thấp. Sáu tháng đầu năm 2014: tỷ lệ đảm bảo này lại giảm so với cùng thời điểm năm trước cho thấy sự yếu kém cũng như sự chủ quan của ngân hàng trong công tác trích lập dự phòng rủi ro, trong 100 đồng dư nợ thì có 0,39 đồng nợ xấu, dự phòng được trích là 0,3 đồng.

Tóm lại, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 là chưa thực sự sát sao với tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng, khi tỷ lệ nợ xấu luôn cao hơn tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng.

4.3.4 Hệ số khả năng mất vốn

Trong những năm qua, nếu xét về lượng thì nợ có khả năng mất vốn được ngân hàng quan tâm nên ngày càng giảm. Tình hình tín dụng thì tăng trưởng đều qua từng năm. Từ đó, hệ số khả năng mất vốn của ngân hàng cũng ngày càng giảm và nằm ở mức tương đối thấp. Ta thấy rằng, trong 100 đồng dư nợ cho vay thì nợ có khả năng mất vốn qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm

56

2014 lần lượt là 0,47 đồng, 0,39 đồng, 0,29 đồng và 0,23 đồng. Năm 2011, tỷ lệ này cao nhất cho thấy khó khăn đang diễn ra trong chi nhánh, cũng như trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam do áp lực cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng cao. Ngân hàng cần kiểm soát con số này ở mức thấp nhất có thể để gia tăng chất lượng đồng vốn đã giải ngân, cần kiểm soát và hạn chế nợ nhóm 5. Qua các năm tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn giảm dần. Theo đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhưng phải đảm bảo chất lượng tín dụng cao là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng, việc giảm thiểu hệ số này giúp ngân hàng tăng khả năng quản lý rủi ro và hạn chế chi phí trích lập dự phòng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Ngoài nguyên nhân khách quan do tình hình kinh tế địa phương có chuyển biến tích cực, người dân sản xuất kinh doanh thuận lợi nên có thể xử lý được nhiều khoản nợ xấu còn phải kể đến công tác quản lý, kiểm soát nợ của ngân hàng khá tốt và cũng một phần do ngân hàng luôn tuân thủ quy trình cho vay do ngân hàng cấp trên ban hành nên phòng ngừa được các khoản nợ xấu phát sinh.

4.3.5 Khả năng bù đắp RRTD

Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng cung cấp cho nhà quản trị thông tin về sự bao phủ dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập so với tình hình nợ xấu của ngân hàng.

Từ bảng số liệu ta thấy, khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng diễn biến như sau: năm 2011, cứ 1 đồng nợ xấu của ngân hàng có 0,64 đồng dự phòng để bù đắp. Tình hình này cho thấy sự bù đắp của dự phòng trên nợ xấu chưa thực sự an toàn, khả năng bù đắp của ngân hàng còn thấp. Năm 2012, khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng cũng chưa được cải thiện khi 1 đồng nợ xấu có 0,62 đồng dự phòng để bù đắp. Thực tế cho thấy, nợ xấu năm 2012 của ngân hàng giảm nhẹ và khả năng bù đắp chưa được cải thiện cho thấy ngân hàng chưa bám sát vào tình hình thực tế. Năm 2013, khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng tuy chưa thực sự tốt nhưng cũng đã có cải thiện so với năm 2012, khi 1 đồng nợ xấu thì được bù đắp bằng 0,71 đồng dự phòng. Sáu tháng đầu năm 2014, khả năng bù đắp RRTD của ngân hàng cũng cải thiện nhưng không đáng kể, nhìn chung vẫn còn thấp, cứ 1 đồng nợ xấu thì có 0,73 đồng dự phòng bù đắp.

Tóm lại, khả năng bù đắp rui ro tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn qua chưa thực sự tốt nhưng cũng dần được cải thiện qua từng năm. Trong thời gian tới, ngân hàng nên cố gắng phát huy và cải thiện thêm nhưng cần phải xem xét

57

trích lập dự phòng cho phù hợp vì nếu trích quá cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận còn trích quá thấp thì không phòng thủ được rủi ro.

58

5CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

HUYỆN HỒNG DÂN – BẠC LIÊU

5.1 NHỮNG MẶT TỐT VÀ HẠN CHẾ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN HỒNG DÂN – BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện hồng dân – bạc liêu (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)