Vốn điều chuyển

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện hồng dân – bạc liêu (Trang 40 - 41)

Mặc dù vốn điều chuyển tăng trưởng chậm hơn so với vốn huy động nhưng nó vẫn chiếm một tỷ trọng không hề nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn. Vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao như vậy sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn của

30

ngân hàng do chi phí vốn điều chuyển cao hơn, kéo theo lợi nhuận sẽ giảm và gây khó khăn trong việc giải ngân vốn vì lãi suất phải tuân theo qui định của NHNN.

Cùng với đà gia tăng của vốn huy động, vốn điều chuyển cũng tăng theo hằng năm để đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. Nhưng khác với sự tăng trưởng năm sau cao hơn trước của vốn huy động, vốn điều chuyển thì tăng trưởng năm sau thấp hơn tốc độ tăng trưởng của năm trước.

Cụ thể, năm 2012, vốn điều chuyển là 79.713 triệu đồng, tăng 15,99% so với năm 2011 và chiếm khoảng 39,50% trong tổng nguồn vốn, năm 2011 thì tỷ trọng này là 41,13%, tỷ trọng vốn điều chuyển có giảm nhưng không đáng kể, ngân hàng phải nhận nhiều vốn điều chuyển từ cấp trên thì mới có thể đủ nguồn vốn kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều đó cho thấy tình hình huy động vốn chưa hiệu quả cho nên tỷ trọng vốn điều chuyển chưa cải thiện nhiều.

Năm 2013, ngân hàng nhận vốn điều chuyển từ cấp trên là 85.217 triệu đồng, tăng 6,90% so với năm 2012 và chiếm 35,45% trong tổng nguồn vốn. Tốc độ tăng trưởng của vốn điều chuyển năm này đã giảm 9,90% so với năm trước đó đã giúp cho ngân hàng tiết kiệm một khoản chi phí lớn, từ đó lợi nhuận gia tăng.

Tính đến cuối tháng 6 năm 2014, vốn điều chuyển đạt mức 86.404 triệu đồng, tăng 5,38% , tương đương tăng 4.411 triệu đồng so với cùng thời điểm năm trước đó. Cũng trên đà giảm dần tỷ trọng nên vốn điều chuyển chiếm còn khoảng 32,90%.

Tóm lại, từ phân tích trên ta thấy vốn điều chuyển có gia tăng hàng năm nhưng tăng không cao do công tác huy động vốn của ngân hàng có phần cải thiện. Vốn điều chuyển gia tăng hằng năm là do từ năm 2011, nhu cầu xây dựng nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh tại trung tâm huyện theo như quy hoạch của chính quyền địa phương gia tăng mạnh, nhiều nông dân áp dụng mô hình sản xuất mới, theo đó mà nhu cầu vốn cũng tăng mà ngân hàng chưa thể đáp ứng đủ bằng nguồn vốn huy động được nên phải phải nhận thêm vốn từ ngân hàng cấp trên.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện hồng dân – bạc liêu (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)