Cơ sở đề xuất giải pháp: công tác quảng bá hình ảnh, tình hình huy động vốn tại ngân hàng chưa phát huy hiệu quả: khi vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn 32% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do ngân hàng chưa chú trọng vấn đề quảng bá hình ảnh do sự chủ quan về thương hiệu và uy tín đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của bà con nông dân. Việc huy động vốn thấp khi nhu cầu vốn tín dụng cao khiến chi phí cho việc sử dụng vốn khác tăng, ảnh hưởng đến lợi của ngân hàng.
62
Giải pháp: quảng bá hình ảnh ngân hàng thông qua các phương tiện truyền thông. Ngân hàng nên sử dụng không gian mặt tiền để quảng cáo để có thể tiết kiệm chi phí và cũng thuận tiện, hiệu quả. Trong nhiều năm nay, ngân hàng chưa có bất cứ thông tin nào về lãi suất huy động cũng như các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng được đua ra để cung cấp thông tin cho khách hàng. Điều này gây khó khăn cho khách hàng khi cặp nhật thông tin cũng như giới thiệu người quen đến sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra, loa phát thanh thì được lắp đặt khắp nơi trên địa bàn huyện để cung cấp thông tin thuộc nhiều lĩnh vực đến người dân. Đây là một kênh hiệu quả để quảng cáo vì dù muốn hay không thì thông tin cũng truyền đến tai của bà con nông dân. Thời gian tới ngân hàng nên tận dụng kênh quảng cáo này vì chi phí quảng cáo cũng thấp hơn so với những hình thức khác, mà tốc độ lan truyền cũng nhanh và rộng.
63
6CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Hoạt động ngành ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam còn nhiều biến động. Điều kiện kinh doanh khó khăn, nợ xấu tăng vọt, nhiều tổ chức tín dụng làm ăn thua lỗ, nhiều ngân hàng buộc phải tái cơ cấu…thì việc giữ cho lợi nhuận trong năm mang dấu dương và có sự tăng trưởng là một việc khó khăn. Tuy nhiên, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế đã phần nào giúp ngành ngân hàng vượt qua khó khăn. Cùng với đó là sự nỗ lực vượt qua khó khăn của mình, NHNo&PTNT Hồng Dân đã đạt được nhiều thành tựu to lớn dù cho sự cạnh tranh trên địa bàn này ngày càng gay gắt từ phía những ngân hàng mới thành lập khác.
Kết quả mà NHNo&PTNT Hồng Dân đã gặt hái được trong thời gian qua đó chính là tổng vốn huy động, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay qua các năm đều tăng. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng. Việc dư nợ của ngân hàng tăng dần qua mỗi năm đã góp phần quan trọng vào việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ vốn cho các tầng lớp dân cư đồng thời nhờ đó tác động tích cực đến việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh kinh tế của đại phương. Thông thường sự tăng trưởng tín dụng luôn kèm theo sau nó là những rủi ro, cụ thể nhất là rủi ro tín dụng. Nhưng đối với NHNo&PTNT Hồng Dân thì lại khác, rủi ro tín dụng luôn được kiểm soát ở mức tốt. Điều đó được minh chứng thông qua tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm qua các năm, từ 0,9% vào năm 2011 giảm xuống còn 0,74% vào năm 2012, năm 2013 còn 0,5% và đến tháng 6 năm 2014 tỷ lệ này là 0,39%.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt thì trong nội tại ngân hàng cũng còn tồn tại những yếu kém. Thứ nhất, việc trích lập dự phòng chưa sát với thực tế, vì vậy tuyến phòng thủ của ngân hàng vẫn còn yếu kém dễ xảy ra rủi ro. Thứ hai, công tác huy động vốn vẫn còn chưa tốt, điều đó được minh chứng thông qua tỷ trọng vốn điều chuyển của ngân hàng hiện tại còn khá cao, sử dụng vốn điều chuyển nhiều thì chi phí gia tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Thứ ba, nợ xấu tập trung nhiều vào ngành Nông nghiệp.
64
Tóm lại, thông qua việc phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng đã giúp ta hình dung được phần nào tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Hồng Dân và tầm quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng. Mặc khác cũng đã thấy được những ưu nhược điểm tại ngân hàng để đóng góp ý kiến cho ngân hàng, góp phần cho ngân hàng NHNo&PTNT Hồng Dân ngày càng hoàn thiện hơn trong tương lai. Việc cần làm là tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, khẩn trương và ra sức khắc phục những yếu kém còn tồn tại để đảm bảo hoạt tín dụng của ngân hàng có sự phát triển lành mạnh và bền vững.
6.2 KIẾN NGHỊ
Kinh doanh ngân hàng trong lĩnh vực sản xuất Nông nghiệp thực tế có rất nhiều vấn đề phức tạp, nếu chỉ đầu tư vốn thì chưa đủ để mang lại thành công cho khách hàng vì trong sản xuất Nông nghiệp có nhiều đặc điểm khác với các ngành khác, sản xuất tiêu thụ không ổn định, sản xuất thường xuyên gặp nhiều rủi ro khách quan thật khó có thể dự đoán chính xác và lường trước hết hậu quả. Vì vậy, ngoài sự góp vốn từ phía ngân hàng, cần có sự hỗ trợ thường xuyên, tích cực từ đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng cấp trên để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất Nông nghiệp của các hộ nông dân cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sau đây là một số kiến nghị:
6.2.1 Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp trên
- Hướng dẫn, chỉ đạo ngân hàng cấp dưới đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới để thu hút khách hàng giúp nâng cao công tác huy động vốn. Đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt và hấp dẫn để tăng khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.
- Số khách hàng đến giao dịch với chi nhánh ngân hàng ngày càng đông trong khi cán bộ tín dụng của ngân hàng thì ít, do đó cán bộ tín dụng phải đảm nhận rất nhiều công việc cùng một lúc nên làm cho việc thẩm định khách hàng có khi bị chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh của người dân. Cũng có lúc có nhiều khách hàng đến giao dịch cùng một lúc thì phải ngồi đợi. Vì vậy, ngân hàng nên điều chuyển thêm cán bộ tín dụng cho chi nhánh ngân hàng.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các chi nhánh để có thể kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai sót và khen thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
65
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, giúp cho người dân ở
những vùng sâu, vùng xa có thể dễ dàng tiếp cận với những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Quan tâm, đầu tư ngân sách cho việc xây dựng hệ thống thủy lợi, đê bao ngăn lũ bảo vệ mùa thu hoạch cho hộ nông dân.
- Thường xuyên có chính sách hỗ trợ người dân trong sản xuất về giống, kinh nghiệm trồng và kỹ thuật chăn nuôi.
- Phối hợp với ngân hàng trong công tác thu hồi nợ đối với những khách hàng cố tình không muốn trả nợ cho ngân hàng. Hỗ trợ ngân hàng trong công tác phát mãi tài sản.
- Giúp đỡ, hỗ trợ ngân hàng trong việc cung cấp thông tin khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định trước khi cho vay, giúp ngân hàng có thể nắm bắt được tình hình kinh tế, tài chính… của những khách hàng có nhu cầu vay vốn. Từ đó, giúp ngân hàng ra quyết định đúng đắn.
- Nâng cao trình độ dân trí cho người dân, xóa mù chữ ở nông thôn, hỗ trợ
nông nghiệp, phát triển nông thôn để mọi người điều có thể tiếp cận công nghệ hiện đại, giao dịch với ngân hàng thuận tiện hơn.
66
7TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ, 2010. Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định 41/2010/NĐ-CP.
2. Chính phủ, 2012. Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Nghị quyết 13/2012/NQ-CP.
3. Chính phủ, 2013. Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Nghị quyết 02/2013/NQ-CP.
4. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN.
5. Ngân hàng Nhà nước, 2014. Về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư số 09/2014/TT- NHNN.
6. Nguyễn Thị Ngọc Ánh, 2009. Rủi ro tín dụng và một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
7. Ngân hàng Nhà nước, 2010. Hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thông tư số 14/2010/TT-NHNN.
8. Phạm Chí Tâm, 2009. Phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền - Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
9. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
10. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Trường Đại học Cần Thơ.