Doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng nhưng chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, bởi vì hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng được thể hiện thông qua việc hoàn trả nợ của khách hàng. Ngoài việc phải nâng cao doanh số cho vay thì ngân hàng cần phải trú trọng đến công tác thu nợ, đảm bảo đồng vốn bỏ ra phải thu hồi lại nhanh chóng, đúng
36
hạn tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Vì vậy, công tác thu nợ phải được ngân hàng quan tâm hàng đầu, cho vay và thu nợ đúng hạn thì đồng vốn của ngân hàng mới xoay vòng nhanh, mạng lại lợi nhuận cao trong hoạt động tín dụng.
Tóm lại, để cho hoạt động của ngân hàng được duy trì và ngày càng phát triển thì cho vay là điều kiện cần còn thu nợ là điều kiện đủ. Vì vậy, doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng qua từng thời kỳ.
Nhìn chung doanh số thu nợ của NHNo&PTNT Hồng Dân có sự biến động tăng trưởng qua các năm cũng như tình hình doanh số cho vay. Với lượng tiền thu về ngân hàng có thể sử dụng tái đầu tư tín dụng, đảm bảo nguồn vốn hiện tại và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Theo dõi bảng 4.3 ta thấy, doanh số thu nợ biến đổi tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể, năm 2012, doanh số thu nợ đạt 105.881 triệu đồng, tăng 21.909 triệu đồng, tương ứng tăng 26,09% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số thu nợ cũng tăng so với năm 2012, tăng 27,56% , đạt 135.067 triệu đồng. Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phụ thuộc rất nhiều vào doanh số cho vay bởi vì doanh số cho vay là cơ sở của doanh số thu nợ, doanh số cho vay có cao thì doanh số thu nợ mới cao và ngược lại. Doanh số thu nợ năm 2012 tăng là do doanh số cho vay năm 2012 tăng so với năm 2011. Nhân dân huyện được ngành Nông nghiệp quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất như: cung cấp giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, cung cấp kỹ thuật nuôi trồng để tránh được những bất lợi từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện dần đi vào ổn định, nên việc thu nợ của ngân hàng gặp nhiều thuận lợi. Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 là 80.829 triệu đồng, tăng 15.492 triệu đồng, tương ứng 23,71% so với cùng kỳ năm 2013. Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, đồng thời để đạt được kết quả như vậy là nhờ sự thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở của cán bộ tín dụng đối với khách hàng vay tiền. Để có thể hiểu rõ hơn tình hình thu nợ của NHNo&PTNT Hồng Dân ta hay xem xét qua các cách phân loại sau:
37
Bảng 4.3: Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT Hồng Dân từ năm 2011 đến cuối tháng 6 năm 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014
Chênh lệch
2012-2011 2013-2012 6T/2014-6T/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Phân theo thời hạn Ngắn hạn 62.139 77.293 97.248 47.839 60.621 15.154 24,39 19.955 25,82 12.782 26,72 Trung – dài hạn 21.833 28.588 37.819 17.498 20.208 6.755 30,94 9.231 32,29 2.710 15,49 Phân theo ngành kinh tế Nông nghiệp 44.505 54.105 66.048 32.668 41.222 9.600 21,57 11.943 22,07 8.554 26,18 Kinh doanh – dịch vụ 25.192 33.670 45.517 21.561 27.481 8.478 33,65 11.847 35,19 5.920 27,46 Tiêu dùng 14.275 18.106 23.502 11.108 12.126 3.831 26,84 5.396 29,80 1.018 9,16 Tổng 83.972 105.881 135.067 65.337 80.829 21.909 26,09 29.186 27,56 15.492 23,71
38
4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn
Doanh số thu nợ theo các thời hạn khác nhau có tăng trưởng tốt tương tự như doanh số cho vay, tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước. Năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 24,39% so với năm 2011, năm 2013 tăng 25,82% so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 tăng 26,72% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân một phần là do doanh số cho vay ngắn hạn trong giai đoạn này tăng, ngân hàng đẩy mạnh cho vay với thời hạn ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro làm cho vòng quay vốn tăng nhanh, làm tăng doanh số thu nợ trong kỳ. Đồng thời, các khách hàng đều có mục đích vay vốn rõ ràng, chứng minh được năng lực tài chính nên tình hình thu nợ có nhiều khả quan. Mặc khác, do thành phần hộ sản xuất kinh doanh có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, chủ yếu theo mùa vụ, nhu cầu vốn thường xuyên và chỉ trong ngắn hạn. Thời gian qua cùng với bà con nông dân sản xuất được kết quả cao thì hoạt động kinh doanh các mặt hàng nông sản cũng diễn ra sôi nổi hơn, thị trường đầu ra dần ổn định, giá cả cũng khá cao. Doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng như tình hình chung, cũng tăng như tình hình tín dụng. Mặc dù chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn so với doanh số thu nợ ngắn hạn nhưng doanh số thu nợ trung và dài hạn lại thu được tỷ lệ cao hơn. Năm 2012, doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng 30,94% so với năm 2011, năm 2013 tăng 32,29% so với năm 2012, giai đoạn 6 tháng đầu năm nay thì tăng 15,49% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng phải kể đến sự tích cực trong việc quản lý những món nợ trung và dài hạn của ngân hàng và thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ. Ngoài ra, doanh số cho vay tăng cũng làm cho doanh số thu nợ này tăng theo và cũng một phần do các khoản nợ dài hạn đến hạn thanh toán, ngân hàng thu về được trọn vẹn các khoản này. Hơn nữa, các doanh nghiệp chú trọng trong công tác trả nợ để đảm bảo có thể vay mới phục vụ quá trình hoạt động liên tục do nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Phân tích doanh số thu nợ đối với từng ngành kinh tế trên địa bàn qua các năm để thấy được công tác thu hồi nợ tăng giảm như thế nào, tốt hay còn hạn chế, ngành kinh tế nào cần phải duy trì doanh số cho vay, ngành nào cần giảm doanh số cho vay từ đó đưa ra chính sách cấp tín dụng sao cho hợp lý.
Ngành nông nghiệp: là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số thu nợ, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 44.505 triệu đồng, năm 2012 đạt 54.105 triệu
39
đồng, tăng 21,57%. Năm 2013 doanh số thu nợ vẫn tiếp tục tăng 22,07% so với năm 2012. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 lại tăng cao, với tỷ lệ tăng 26,18% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng liên tục là do tình hình nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp các năm gần đây tương đối ổn định, người dân được Trung tâm khuyến nông khuyến ngư huyện Hồng Dân đến từng vùng sâu, vùng xa giúp đỡ, hướng dẫn hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, kết hợp nuôi trồng khép kín, chọn giống cây trồng, phun xịt thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật đúng cách, đúng liều nhằm hạn chế sâu bệnh phá hoại mùa màng, vườn cây. Mặc khác, đây cũng là ngành được chính quyền địa phương quan tâm sâu sắc đến việc sản xuất kinh doanh của bà con trên địa bàn, thường xuyên tổ chức các đoàn kỹ sư nông nghiệp xuống các xã, hướng dẫn nông dân cách sản xuất sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, hỗ trợ cho nông dân các giống lúa chất lượng cao vào trong sản xuất. Từ đó, đa số người dân đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả gieo trồng, tăng năng suất, lại được hưởng các mức lãi suất ưu đãi cho lĩnh vực này, do đó các khách hàng hoạt động có hiệu quả, khả năng trả nợ tăng. Một phần do doanh số cho vay trong ngành tăng lên doanh số thu nợ cũng tăng theo.
Kinh doanh dịch vụ và tiêu dùng: là 2 ngành chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với ngành nông nghiệp nhưng kết quả thu hồi nợ thì cũng tốt không kém. Doanh số thu nợ tăng trưởng hằng năm đa số nằm ở mức cao do đây là một trong những ngành tiềm năng ngân hàng đang hướng đến. Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với hộ gia đình kinh doanh, cá nhân làm cho doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ và tiêu dùng tăng mạnh nên tình hình thu nợ cũng tăng theo. Bởi lẽ tình hình kinh tế xã hội địa phương có sự phát triển, kinh doanh thuận lợi, lương cơ bản của người dân được nâng cao đã góp phần tăng thu nhập của họ, tạo nguồn tiền để trả nợ khi đến hạn. Mặc khác, cũng do sự tác động từ việc hạ trần lãi suất huy động và cho vay của NHNN trên thị trường tài chính nên các khách hàng cố gắng trả nợ để vay lại các khoản vay mới có lãi suất thấp hơn. Với mức độ và tần suất điều chỉnh giảm lãi suất mạnh trong giai đoạn này, mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giảm nhanh, từ 18,2% năm 2011 xuống 15,4% năm 2012, năm 2013 trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên chỉ còn 9%/năm, 6 tháng đầu năm nay lãi suất còn khoảng 8%/năm.