Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện hồng dân – bạc liêu (Trang 42 - 46)

Cho vay là một hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng, vừa phục vụ nhu cầu vốn của nền kinh tế vừa mang lại nguồn thu nhập thường xuyên cho ngân hàng. Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Những năm qua hoạt động cho vay của ngân hàng có nhiều thay đổi. Kể từ năm 2011, kinh tế bắt đầu phục hồi, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong huyện có nhiều chuyển biến tích cực, nhu cầu vay vốn của dân cư và doanh nghiệp tăng cao.

Cụ thể, năm 2012, doanh số cho vay là 137.737 triệu đồng, tăng 29,089 triệu đồng, tốc độ tăng là 26,77%. Bước sang năm 2013, nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng tiếp tục gia tăng đã đẩy doanh số cho vay đạt 169.703 triệu đồng, tăng 31.966 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 23,21% so với năm 2012. Mức tăng của năm này đã giảm 3,56% so với mức tăng trưởng của năm trước đó. Một phần là do các chính sách kiềm chế tăng trưởng tín dụng của NHNN, theo đó từ năm 2011 NHNN áp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại, hơn nữa NHNN còn quy định hạn mức tín dụng đối với các lĩnh vực phi sản xuất như: bất động sản, chứng khoán, vay tiêu dùng khác…buộc các ngân hàng thương mại xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong năm không được tăng quá 20%. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 là 98.873 triệu đồng, tăng 15.108 triệu đồng, tương đương tăng 18,04% so với cùng kỳ năm 2011.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, cao hơn nhiều so với doanh số cho vay trung và dài hạn. Do đặc điểm của nông thôn, nông dân trồng trọt và chăn nuôi theo thời vụ ngắn hạn nên nhu cầu vốn cũng ngắn. Bên cạnh đó, khách hàng vay vốn tại ngân hàng chủ yếu là những hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cán bộ công nhân viên vay tiêu dùng chỉ có nhu cầu vay vốn ngắn hạn tiến hành hoạt động kinh doanh trong

32

Bảng 4.2: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT Hồng Dân từ năm 2011 đến cuối tháng 6 năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014

Chênh lệch

2012-2011 2013-2012 6T/2014- 6T/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Phân theo thời hạn Ngắn hạn 82.572 101.925 120.489 59.244 70.655 19.353 23,44 18.564 18,21 11.411 19,26 Trung – dài hạn 26.076 35.812 49.214 24.521 28.218 9.736 37,34 13.402 37,42 3.697 15,08 Phân theo ngành kinh tế Nông nghiệp 50.659 58.432 79.857 39.417 46.315 7.773 15,34 21.425 36,67 6.898 17,50 Kinh doanh – dịch vụ 25.941 40.651 43.157 22.254 28.258 14.710 56,71 2.506 6,16 6.004 26,98 Tiêu dùng 32.048 38.654 46.689 22.094 24.300 6.606 20,61 8.035 20,79 2.206 9,98 Tổng 108.648 137.737 169.703 83.765 98.873 29.089 26,77 31.966 23,21 15.108 18,04

33

các lĩnh vực như: mua bán lương thực, thực phẩm, thời trang…đây là các ngành nghề có chu kỳ kinh doanh ngắn. Những điều đó đã làm cho doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn. Các khoản vay dài hạn thông thường là cho vay để đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư những dự án mới trong thời gian dài mới thu hồi vốn mà hiện tại trên địa bàn huyện Hồng Dân chưa có nhiều doanh nghiệp, chưa có nhiều dự án đầu tư nên cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn.

Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung dài hạn có sự thay đổi cùng chiều với sự thay đổi của tổng doanh số cho vay. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 82.572 triệu đồng, trong năm 2012 đạt mức 101.925 triệu đồng, tăng 23,44% so với năm trước đó. Các khoản cho vay của ngân hàng chủ yếu là cho vay theo hạn mức tín dụng vì đa số các khách hàng là nông dân mục đích vay vốn chủ yếu là sản xuất lúa và chăn nuôi. Nhu cầu vốn trong hoạt động nông nghiệp được phân ra thành nhiều đợt trong suốt vụ mùa. Việc cấp hạn mức tín dụng để người dân thuận lợi trong quá trình rút vốn của mình, tránh tình trạng phải trả chi phí khi chưa có nhu cầu sử dụng, và việc hoàn thành hồ sơ vay vốn của khách hàng cũng được hoàn thành nhanh chóng và có hiệu quả. Năm 2012, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn của nền kinh tế, dịch cúm gia cầm, heo tai xanh, mưa trái mùa, triều cường, giá cả đầu vào tăng nhanh…nhưng với sự đồng tâm hiệp lực vượt qua khó khăn của các cấp lãnh đạo, các ban, ngành, đoàn thể địa phương cùng với sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp và người dân nên nền kinh tế địa phương có nhiều cải thiện, nhiều hộ dân đã thoát khỏi cảnh nghèo, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Từ đó, sản xuất kinh doanh phát triển nên nhu cầu vốn ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, doanh số cho vay nói chung và doanh số cho vay ngắn hạn nói riêng tăng còn do ngân hàng tiếp tục triển khai cho vay theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư 14/TT-NHNN của NHNN về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và những năm tiếp sau đó cũng được ngân hàng tích cực triển khai theo quy định của Nghị định và hướng dẫn của Thông tư này.

Năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn tăng 18.564 triệu đồng, tăng 18,21%. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 tăng 11.411 triệu đồng, tương ứng tăng 19,26% so với cùng kỳ năm 2013. Nhu cầu vốn tăng vì chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, chủ yếu theo mùa vụ, thông thường trong một năm có thể có nhiều món vay đối với một hộ sản xuất kinh doanh vì thời hạn vay ngắn, nông dân trồng lúa thì 1 năm cũng có thể có 3 vụ trên năm, chăn nuôi heo thì cứ 4 tháng lại xuất chuồng

34

một lần, chăn nuôi gia cầm thì sẽ được nhiều vụ hơn nữa. Ngoài ra, huyện đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, mở nhiều tuyến đường giao thông nông thôn liên xã, xây dựng bờ kè, cầu cống và những lĩnh vực khác làm cho nhu cầu vốn tăng. Trong năm 2013, huyện Hồng Dân đã nâng cấp đường đất đen được 46 tuyến với tổng chiều dài hơn 100km, duy tu sửa chữa 18 tuyến, sửa chữa, xây mới 80 cây cầu. Nhiều tuyến đường được xây dựng đã nối liền các ấp, xã trong huyện giúp giao thông liền mạch, người dân dễ dàng tiếp cận với nhịp độ phát triển kinh tế xã hội.

Tuy doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng những năm gần đây lại tăng trưởng tương đối nhanh, mỗi năm thường tăng trưởng khoảng 37% so với năm trước đó. Cuộc sống người dân dần cải thiện, mức sống tăng lên, trình độ dân trí ngày càng tăng thì nhu cầu xây dựng nhà ở, nhu cầu tiêu dùng cũng gia tăng, mở rộng việc sản xuất kinh doanh, dần đầu tư vào các dự án dài hạn để có được tỷ suất sinh lời cao hơn nên doanh số cho vay tăng.

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy, doanh số cho vay phân theo các ngành kinh tế đều tăng qua các năm và doanh số cho vay ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng doanh số cho vay. Điều đó là tất yếu bởi vì thế mạnh của huyện Hồng Dân là các ngành nông nghiệp. Khách hàng vay vốn ngân hàng chủ yếu là những người dân trồng lúa, cây hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản…Kinh tế huyện ngày càng phát triển, đời sống người dân được cải thiện thì doanh số cho vay các ngành cũng sẽ tăng theo. Cụ thể như sau:

- Ngành nông nghiệp: năm 2012 đạt doanh số 58.432 triệu đồng tăng 7.773 triệu đồng tương ứng tăng 15,34% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số cho vay là 79.857 triệu đồng tăng 21.425 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 36,67% so với năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2014 đạt 46.315 triệu đồng, tăng 6.898 triệu đồng tương đương tăng 17,50% so với cùng kỳ năm trước. Trong giai đoạn này, nông dân được sự quan tâm nhiều của các cấp có thẩm quyền và được chính phủ hỗ trợ nên doanh số cho vay tăng liên tục. Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Với những chính sách hỗ trợ ưu đãi cộng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ nông nghiệp, mô hình cánh đồng mẫu lớn đã thu hút ngày càng nhiều nông dân tham gia. Mô hình cánh đồng mẫu lớn được ngành nông nghiệp đưa vào sản xuất đầu tiên ở huyện Hồng Dân vào năm 2009. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ lúa giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, dụng cụ sạ hàng…Qua thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn cho

35

thấy, lượng giống gieo sạ giảm, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật giảm, giá thành sản xuất thấp, nhưng năng suất tăng (đạt 6 – 8 tấn/ha), lợi nhuận cao hơn hẳn so với sản xuất bình thường. Từ đó, tạo được sự hưởng ứng của nông dân. Hiện nay mỗi cánh đồng mẫu lớn được thực hiện với diện tích trên 100ha do tỉnh và huyện hỗ trợ. Nông dân tăng thêm lợi nhuận từ 2 – 3 triệu đồng/ha (lợi nhuận tăng hơn 30% so với trước đây). Mặc khác phải kể đến NHNo&PTNT Hồng Dân đã làm đúng các chỉ thị của ngân hàng cấp trên cũng như của Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ nông dân bằng cách gia tăng mức cho vay, giảm lãi suất cho vay. Hơn nữa, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc liêu được thiên nhiên ưu đãi có được lượng phù sa màu mỡ để phát triển trồng trọt, điều kiện thời tiết thuận lợi, dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát tốt và thời gian qua không có các ổ dịch nghiêm trọng, thị trường giá cả các mặt hàng nông sản được ổn định hơn, sản xuất có lời, bà con nông dân mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

- Ngành kinh doanh dịch vụ và ngành tiêu dùng cũng tăng trưởng hằng năm nhưng không đồng đều. Ngày nay theo xu hướng phát triển chung của quốc tế, ngành kinh doanh và dịch vụ có vị trí rất quan trọng. Giá trị ngành kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập quốc dân. Vì vậy, việc phát triển ngành này là một ưu tiên để đưa đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành kinh doanh dịch vụ tại huyện Hồng Dân bao gồm nhiều đối tượng như các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, kinh doanh thiết bị điện tử, xe máy, buôn bán tạp hóa, dịch vụ khách sạn, internet…Năm 2012, doanh số cho vay ngành kinh doanh dịch vụ tăng trưởng 56,71%, tương ứng với số tiền 14.710 triệu đồng so với năm 2011. Sở dĩ doanh số cho vay ngành này tăng mạnh như vậy là do khu chợ mới của trung tâm huyện phát triển mạnh hơn những năm trước, xung quanh chợ có nhiều công trình nhà mới được xây dựng hoàn thành mở cửa buôn bán, nhiều điểm buôn bán trong khu chợ cũng vì thế mà mọc lên. Nhu cầu vốn tăng cao là điều hiển nhiên. Hơn nữa, chính sách cho vay với lãi suất thấp của ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện hồng dân – bạc liêu (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)