CƠ CẤU TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện hồng dân – bạc liêu (Trang 27)

3.2.1 Tình hình nhân sự

Công tác tổ chức nhân sự của NHNo&PTNT Hồng Dân luôn được ban giám đốc của NHNo&PTNT Hồng Dân quan tâm và thực hiện tốt. Việc tuyển chọn, đề bạt cán bộ được thực hiện một cách thận trọng và kỹ lưỡng, bố trí đúng người đúng việc để mang lại hiệu quả cao nhất. Những người có trình độ chuyên môn cao được trọng dụng và tạo điều kiện để phát huy năng lực, còn những người có trình độ chuyên môn hạn chế thì được tạo điều kiện cho đi học bồi dưỡng nghiệp vụ đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

Hiện tại, tình hình nhân sự của NHNo&PTNT Hồng Dân gồm 30 người (chưa kể nhân viên bảo vệ, tài xế và tạp vụ).

Về trình độ: Đại học chiếm 93,3%. Cụ thể như sau: Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của NHNo&PTNT Hồng Dân

Trình độ Số lượng người

Giám đốc Đại học 1

Phó giám đốc Đại học 1

Trưởng phòng giao dịch Đại học 1

Phòng Kế toán và ngân quỹ Đại học Trung cấp

5 2

Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Đại học 16

Phòng giai dịch Ninh Quới A Đại học 4

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT Hồng Dân

3.2.2 Cơ cấu tổ chức

Đối với bất kỳ một tổ chức kinh tế hay chính trị nào thì cơ cấu tổ chức luôn vô cùng quan trọng bởi nó phản ánh khả năng khai thác nguồn nhân lực của tổ chức. Một cơ cấu tổ chức hợp lý, bố trí đúng người đúng việc sẽ nâng cao hiệu quả công việc và khai thác được tối đa thế mạnh, nguồn lực của tổ chức.

17

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT Hồng Dân

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Hồng Dân

NHNo&PTNT Hồng Dân sử dụng cơ cấu tổ chức trực tuyến, đứng đầu là Giám đốc, dưới Giám đốc là Phó giám đốc, thừa hành là lãnh đạo của các phòng: Phòng giao dịch Ninh Quới A, Phòng Kế toán – ngân quỹ và Phòng Kế hoạch – Kinh doanh. Cơ cấu tổ chức này giúp NHNo&PTNT Hồng Dân phát huy được tối đa thế mạnh nguồn nhân lực, người chịu sự lãnh đạo sẽ dễ dàng thực hiện công việc của mình bởi có sự thống nhất và tập trung giữa các phòng ban với ban lãnh đạo. Mặt khác, cơ cấu tổ chức này cũng nâng cao hiệu quả cho đơn vị bởi tính nhanh nhạy, linh hoạt với sự thay đổi môi trường cùng với chi phí quản lý thấp.

Qua nhiều năm phấn đấu không ngừng, NHNo&PTNT Hồng Dân đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công đó là ngân hàng đã thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức cán bộ. Ban lãnh đạo luôn quan tâm trong việc tuyển dụng nhân viên, cân nhắc kỹ lưỡng khi đề bạt cán bộ, chọn những người đủ tiêu chuẩn, năng lực với công việc được giao. Ngoài ra, Ban giám đốc cũng luôn quan tâm và tác động tinh thần, thái độ làm việc của các nhân viên nhằm mang lại hiệu quả công việc cao nhất.

3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ

- Ban giám đốc: gồm có 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc.

+ Giám đốc là người được bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh. Giám đốc trực tiếp ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng

Phó Giám đốc Giám đốc Phòng giao dịch Ninh Quới A Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán – ngân quỹ

18

cầm cố, thế chấp, bão lãnh theo quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Được phép ủy quyền cho Phó giám đốc ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh bằng tài sản đối với các dự án vay vốn trong phạm vi được ủy quyền.

+ Phó giám đốc: Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc và chịu trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận đó. Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ và tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà Giám đốc giao phó; thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng (nếu có sự ủy quyền của Giám đốc).

- Phòng Kế toán và ngân quỹ:

+ Phòng Kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác kế toán tài chính, tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tổ chức thực hiện các dịch vụ, thanh toán, chuyển tiền, thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin. Hướng dẫn cho khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả của các cá nhân, tổ chức. Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghiệp vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước và giải quyết các nghĩa vụ tài chính của chi nhánh. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ bí mật tài liệu, số liệu quy định của Nhà nước và của ngành. Lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm đúng theo quy định.

+ Kho quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện đúng chế độ quy định nghiệp vụ về kho quỹ. Thu, chi tiền mặt một cách an toàn, quầy tiền gửi, chuyển tiền, quầy làm thẻ ATM, đổi, nhận tiền.

- Phòng giao dịch Ninh Quới A: Chịu sự giám sát trực tiếp của NHNo&PTNT Hồng Dân. Phòng giao dịch Ninh Quới A thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ sau:

+ Chăm sóc khách hàng hiện hữu và thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng mới.

+ Hướng dẫn khách hàng về các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay. + Nghiên cứu hồ sơ, xác minh, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, tài chính, phương án vay vốn về khả năng trả nợ cho khách hàng.

+ Phân tích, thẩm định và đề xuất cho vay, gia hạn và bão lãnh hồ sơ vay vốn.

19

+ Kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng trong và sau khi cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn.

+ Đề xuất xử lý các khoản nợ đến hạn và quá hạn.

+ Xây dựng kế hoạch tín dụng tháng, quý, năm cho chi nhánh. Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất các biện pháp thực hiện trong thời gian tới.

- Phòng Kế hoạch – Kinh doanh:

+ Nhận và thực hiện chiến lược kinh doanh do NHNo&PTNT tỉnh Bạc Liêu giao, tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác kế hoạch, tín dụng, lập các báo cáo nghiệp vụ kinh doanh. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu như: huy động vốn, cho vay, thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá sử dụng vốn vay của khách hàng, thu nợ, xử lý các khoản nợ đến hạn và quá hạn.

+ Tiếp nhận, hướng dẫn và lập hồ sơ vay vốn cùng với khách hàng. Tiến hành các nghiệp vụ cần thiết theo quy định cho vay vốn. Đưa ra các nhận xét về khách hàng, đề xuất với Ban lãnh đạo về quyết định đầu tư vốn và mức cho vay.

+ Thực hiện nhiệm vụ là bộ phận đầu tiên và chủ chốt trong vấn đề phòng ngừa rủi ro tín dụng. Theo dõi nợ vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Đề xuất hướng giải quyết nợ đến hạn và xử lý nợ xấu cho Ban lãnh đạo giải quyết.

+ Chủ động tìm kiếm các phương án, dự án kinh doanh khả thi. Đề xuất các giải pháp kinh doanh hiệu quả nhất cho ngân hàng.

3.3 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG

Trong những năm vừa qua, không nằm ngoài diễn biến chung của nền kinh tế Việt Nam, kinh tế tỉnh Bạc Liêu cũng có nhiều biến động, các ngân hàng cũng tìm ra các biện pháp góp phần ổn định kinh tế tại địa phương. NHNo&PTNT Hồng Dân đã không ngừng nỗ lực phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, đẩy mạnh năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới, triển khai nhiều chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như để cạnh tranh với các đối thủ mới. Nhằm vào định hướng phát triển của NHNo&PTNT Hồng Dân thành một ngân hàng phát triển ổn định và vững chắc hiệu quả, ngân hàng đã tập trung vào thực hiện các nghiệp vụ chính của một ngân hàng:

20

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

- Huy động vốn, nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của mọi tổ chức, cá nhân.

- Mua bán, trao đổi ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân với ngân hàng (kinh doanh ngoại tệ).

- Nhận làm trung gian thanh toán cho mọi tổ chức, cá nhân có yêu cầu và làm đại lý bán bảo hiểm cho công ty bảo hiểm Bảo Việt.

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2011-6T/2014 HÀNG GIAI ĐOẠN 2011-6T/2014

3.4.1 Thu nhập

Bước sang năm 2011, kinh tế toàn cầu bắt đầu le lói phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống, thực hiện mạnh mẽ những biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Những năm gần đây, các ngân hàng thương mại phải đối mặt với rủi ro tín dụng từ việc nợ xấu gia tăng. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn nên việc cân bằng giữa đạt mục tiêu lợi nhuận mà vẫn kiểm soát được rủi ro của ngân hàng sẽ khó khăn hơn. Thế nhưng, bằng những sự cố gắng của mình NHNo&PTNT Hồng Dân hằng năm điều có thể đạt được kết quả rất tốt. Thu nhập của ngân hàng bao gồm nhiều nguồn khác nhau như thu từ hoạt động tín dụng, các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ… Cũng như đa số các ngân hàng, nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu. Để thấy rõ hơn ta quan sát vào bảng số liệu sau:

21

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hồng Dân từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012-2011 2013-2012 6T/2014- 6T/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 33.972 39.068 45.928 22.284 25.461 5.096 15,00 6.860 17,56 3.177 14,26 Thu nhập lãi 32.022 35.997 41.289 19.833 22.589 3.975 12,41 5.292 14,70 2.756 13,90 Thu nhập ngoài lãi 1.950 3.071 4.639 2.451 2.872 1.121 57,49 1.568 51,06 421 17,18 Tổng chi phí 22.682 25.970 30.333 13.896 15.644 3.288 14,50 4.363 16,80 1.748 12,58 Chi phí lãi 21.093 23.259 27.156 12.144 13.576 2.166 10,27 3.897 16,75 1.432 11,79 Chi phí ngoài lãi 1.589 2.711 3.177 1.752 2.068 1.122 70,61 466 17,19 316 18,04

Lợi nhuận 11.290 13.098 15.595 8.388 9.817 1.808 16,01 2.497 19,06 1.429 17,04

22

Dựa vào bảng số liệu 3.2 ta thấy, giai đoạn từ năm 2011 cho đến sáu tháng đầu năm 2014 kết quả kinh doanh của ngân hàng rất khả quan, thu nhập năm sau luôn cao hơn năm trước và tăng trưởng ổn định. Năm 2012, thu nhập đạt 39.068 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2011, cụ thể số tiền tăng thêm 5.096 triệu đồng. Con số này cho thấy ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động của mình, thu hút được nhiều khách hàng làm cho thu nhập tăng đáng kể. Mặc dù năm 2012 là năm khó khăn đối với hầu hết các ngân hàng vì tình hình nợ xấu gia tăng, NHNN liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn chính thức, thế nhưng, nhờ vào những chính sách phát triển nông thôn của Chính phủ, sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Hội nông dân tỉnh giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập góp phần giảm nghèo, làm giàu chính đáng, hệ thống giao thông cũng ngày càng hoàn thiện nên người dân ngày càng gia tăng sản xuất kinh doanh, vay vốn của ngân hàng nhiều hơn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Từ đó, thu nhập của ngân hàng cũng tăng theo và đó cũng là một bước đà cho sự tăng trưởng sau này. Bước sang năm 2013, thu nhập lại tăng 17,56% so với năm 2012, tương đương 6.860 triệu đồng. Như vậy, toàn bộ thu nhập của NHNo&PTNT Hồng Dân là 45.928 triệu đồng, tốc độ tăng của năm nay cao hơn năm trước. Tính đến cuối tháng 6 năm 2014, thu nhập của ngân hàng đạt 25.461 triệu đồng tăng 14,26% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 3.177 triệu đồng.

Là một ngân hàng thương mại nên thu nhập lãi luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập là điều tất yếu, tại NHNo&PTNT Hồng Dân tỷ trọng này luôn cao hơn 88%. Tỷ trọng thu nhập lãi trong tổng thu nhập năm 2011 là 94,26%, năm 2012 là 92,14 %, năm 2013 là 89,90% và 6 tháng đầu năm 2014 là 88,72%. Đó là đặc thù của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam và NHNo&PTNT cũng không ngoại lệ. Tỷ trọng thu nhập lãi trong tổng thu nhập giảm liên tục qua các năm như vậy là do chính sách điều chỉnh giảm lãi suất của NHNN đã tác động vào. Mặc khác, do ngân hàng hoạt động trên địa bàn nông thôn nên các hoạt động khác của ngân hàng như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, kinh doanh ngoại hối,.. chưa phát triển mạnh như những vùng thành thị nên thu nhập ngoài lãi chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Phần thu nhập ngoài lãi này chủ yếu được đóng góp từ thu phí dịch vụ chuyển tiền là chính. Cụ thể tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập trong các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 lần lượt là 5,74%, 7,86%, 10,10% và 11,28%.

23

Thu nhập lãi của ngân hàng nhìn chung tăng đều qua các năm, mỗi năm đều tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước đó. Điều đó cho thấy phần nào hiệu quả của các chính sách tín dụng của ngân hàng. Mặc dù thu nhập ngoài lãi của ngân hàng chiếm một tỷ trọng nhỏ như vậy nhưng hằng năm tăng với tốc độ khá nhanh. Năm 2012 tăng 57,49% so với năm 2011, số tiền tăng là 1.121 triệu đồng. Năm 2013 tăng 1.568 triệu đồng so với năm 2012. Trong giai đoạn này nền kinh tế đang trên đà phát triển, người dân kinh doanh thuận lợi nên việc giao dịch gia tăng, tiền thu phí từ những dịch vụ chuyển tiền tăng mạnh làm gia tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng và cũng một phần thu phí nhờ vào sự gia tăng của số người sử dụng thẻ ATM do trình độ dân trí ngày càng tăng. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, thu nhập ngoài lãi tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng 17,18%. Tốc độ tăng trưởng của 6 tháng đầu năm thông thường sẽ thấp hơn 6 tháng cuối năm do vào cuối năm nhu cầu buôn bán phục vụ các dịp lễ tết sẽ tăng cao, kéo theo thu nhập của ngân hàng cũng sẽ tăng nhanh. Mặc dù vậy, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ nên ngân hàng cần chú ý trong hoạt động dịch vụ để làm tăng thu nhập và giảm rủi ro trong cho vay.

3.4.2 Chi phí

Tổng chi phí của ngân hàng có xu hướng tăng cùng chiều giống như thu nhập. Năm 2012 chi phí tăng 14,50% so với năm 2011, tương đương tăng 3.288 triệu đồng. Năm 2013 cũng tăng 4.363 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 16,80% và 6 tháng đầu năm 2014 tăng 12,58% so với 6 tháng đầu năm 2013 với số tiền là 1.748 triệu đồng. Chi phí tăng chủ yếu do hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng mở rộng, ngân hàng cần nhiều vốn để kinh doanh nên chi phí gia tăng là điều tất yếu.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện hồng dân – bạc liêu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)