a, Những thuận lợ
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu ở trên cho ta thấy rằng khi thực hiện tốt công tác quản lý môi trường, môi trường làng nghề tại huyện sẽ đem lại nhiều lợi ích KT - XH cho người dân địa phương và người lao động trong các cơ sở làng nghề. Nó không chỉ đạt mục tiêu phát triển sản xuất làng nghề, ổn định đời sống, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư, góp phần đáng kể phát triển kinh tế xã hội .
Khi có các hệ thống công trình ngăn ô nhiễm, chất lượng nước, không khí..., sẽ được cải thiện một cách đáng kể tuy nhiên vẫn chưa là hướng giải quyết mang tính chất bến vững bởi vì trong hệ thống vẫn còn tồn tại một số vấn đề:
- Quá trình đô thị hóa tăng nhanh khiến cho môi trường đất sẽ có nguy cơ bị
ô nhiễm, các chất thải từ làng nghề ứ đọng, tích tụ lâu ngày gây nên ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường nước và môi trường không khí ở các làng nghề chế biến NSTP, làng nghề tái chế nhựa..
- Các hộ sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở làng nghề trên địa bàn huyện chưa áp dụng công nghệ, tiến bộ khoa học trong việc xử lý nước thải và chất thải.
- Hiện tại lực lượng cán bộ môi trường ở các làng nghề cũng nhưở cấp xã, huyện còn thiếu cả về nhân lực, cả về chuyên môn. Công tác quản lý môi trường còn lỏng lẻo, chưa được quan tâm đúng mức.
- Lực lượng thu gom rác thải còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, hệ
thống các mương thoát nước thải bị xuống cấp nghiêm trọng khiến cho nước thải thường xuyên bị tắc nghẽn trong các cống, bốc mùi hôi thối. Nước thải sinh hoạt do người dân thải ra được đổ trực tiếp vào các ao hồ, kênh mương không được qua xử
lý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước.
- Các khu xử lý rác thải trên địa bàn huyện còn thiếu, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, các thiết bị xử lý hầu như là không có, biện pháp duy nhất là chôn lấp,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 có bãi rác rác thải còn được để lộ thiên, gây không ít những bức xúc cho người dân sống ở các khu vực xung quanh.
- Chưa có những chính sách chuyên biệt trong việc quản lý môi trường tại các làng nghề.
* Đề xuất một số giải pháp
- Giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trường của địa phương và gắn với sự tham gia của cộng đồng. Đây là giải pháp quan trọng bởi chỉ có người sản xuất và nơi sản xuất mới là lực lượng quan trọng nhất, hiệu quả nhất đối với việc quản lý sản xuất và môi trường.
- Đểđảm bảo cho sự phát triển bền vững của làng nghề, cần thiết phải thực hiện quy hoạch không gian sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Đây là giải pháp tổng hợp, bao gồm việc dự báo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, xu hướng biến đổi môi trường, quy hoạch không gian sản xuất, các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường.
- Cần tiến hành đồng thời với những giải pháp trên là việc áp dụng các giải pháp khác như: Giải pháp kinh tế, giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý của Nhà nước, nâng cao nhận thức cộng đồng…
5.2. Đề nghị
- Đề nghị UBND huyện Mỹ Hào, UBND các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ
trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng bằng cách:
+ Thường xuyên tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện
+ Đẩy mạnh phong trào: xanh-sạch-đẹp, tuần lễ vệ sinh môi trường, phong trào phụ nữ không vứt rác ra đường và chiến dịch làm sạch thế giới.
+ Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện nghe, nhìn của các tổ chức quần chúng như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, hội cựu chiến binh…và của địa phương để tạo ra dư luận xã hội khuyến khích, cổ vũ các hoạt động BVMT.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 + Phối hợp với các ngành liên quan và các chuyên gia để xuất bản và phổ
biến sâu rộng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn BVMT nói chung, môi trường làng nghề nói riêng.
- Nghiêm khắc xử lý các trường hợp gây mất vệ sinh môi trường, vi phạm các quy định và Luật Môi trường;
- Nâng cao nguồn nhân lực cho công tác BVMT cả về số lượng và chất lượng. Nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, dần thay đổi thói quen, cách ứng xử
với môi trường; hình thành nếp sống thân hiện với môi trường.
- Đề nghị UBND huyện đầu tư thêm trang thiết bị thu gom, vận chuyển mới có chất lượng tốt, công nghệ xử lý ô nhiễm tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế
của huyện.
- Đề nghị UBND huyện xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý riêng đối với công tác quản lý môi trường tại các làng nghề.
- Đề nghị với UBND huyện tuyển dụng thêm cán bộ môi trường vào các phòng ban, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý môi trường trên địa bàn huyện Mỹ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82