Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước
đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam. Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau: - Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề;
- Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng.
Chính sách đổi mới kinh tếđã đem lại luồng sinh khí mới cho các ngành nghề
thủ công truyền thống Việt Nam. Sau thời gian ngừng trệ, ì ạch, bế tắc, trong vòng 10 năm trở lại đây, từ các nguồn ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp với cơ chế
thoáng mở cửa của nền kinh tế thị trường và sự năng động cũng như tâm huyết với nghề của những người dân, các làng nghề thủ công không ngừng thay da đổi thịt và đã tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả
nước có 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước, riêng địa bàn
Đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Các tỉnh có số lượng làng nghề đông bao gồm: Hà Tây có 280 làng, Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có 59 làng, Hải Dương có 65 làng, Nam Định có 90 làng, Thanh Hoá có 127 làng. , trong đó có 300 làng nghề
truyền thống. (Hiệp Hội làng nghề Việt Nam, 2009)
Phân bố làng nghề trên cả nước
68%20% 20% 12% Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Biểu đồ 2.1 Phân bố làng nghề trên cả nước
Hàng năm giá trị kinh tế từ sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề khoảng 600 triệu USD. Theo ước tính, trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8%/năm, tính theo giá trị đầu ra. Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề như tại bảng 1.1
Bảng 2.2 Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam
Ươm tơ, dệt nhuộm, đồ da Chế biến nông sản, thực phẩm Tái chế Thủ công mỹ nghệ Vật liệu xây dựng, gốm sứ Nghề khác Tái chế giấy Tái chế kim loại Tái chế nhựa Miền Bắc 138 134 4 53 4 404 17 222 Miền Trung 24 42 0 23 1 121 9 77 Miền Nam 11 21 0 5 0 93 5 42 Tổng cộng 173 197 4 81 5 618 31 341
(Nguồn: Việt Nam môi trường và cuộc sống)
Hiện nay, do điều kiện thương mại phát triển, nhu cầu ngày càng gia tăng cả
trong nước và thế giới thì quy mô sản xuất của các làng nghề ngày càng phát triển và được mở rộng, nhưng vẫn còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch, sản xuất nhỏ là chủ yếu. Trong thời gian qua, các làng nghềđã tạo ra một lượng lớn hàng hóa và đa dạng sản phẩm, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nông dân, góp phần
đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, làng nghề còn là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị
văn hóa dân tộc đặc trưng.
Quy mô của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề rất linh động, từ hộ gia đình đến các tổ hợp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tuy nhiên chủ yếu là quy mô hộ gia đình (chiếm 80,1%). Trong mỗi tỉnh có thể có rất nhiều loại làng nghề.
Hiện nay, do điều kiện thương mại phát triển, nhu cầu ngày càng gia tăng cả
trong nước và thế giới thì quy mô sản xuất của các làng nghề ngày càng phát triển và được mở rộng. Số lượng thiết bị, công suất và mức sử dụng nguyên, nhiên vật liệu ở nhiều làng nghề tương đương với các khu công nghiệp lớn. Ví dụ: các làng nghề sản xuất sắt thép xây dựng ở xã Châu Khê (Bắc Ninh) với khoảng 3.000 -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 4.000 nhân công, có sản lượng là 210.000 tấn/năm, gấp 2 lần sản lượng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (sản lượng 100.000 tấn với 13.000 cán bộ, công nhân - số
liệu năm 1999). Tuy có thể phát triển với quy mô lớn nhưng các vẫn còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch, sản xuất nhỏ là chủ yếu. Trang thiết bị sử dụng trong sản xuất còn thô sơ lạc hậu, tốc độ cải tiến công nghệ ở các làng nghề còn chậm, cầm chừng và không đồng bộ
Người lao động làm việc trong các điều kiện không an toàn. Ngoài ra, các vấn
đề về an toàn lao động cũng chưa được quan tâm thoảđáng ở các làng nghề này, dẫn tới nhiều tai nạn lao động, nhà xưởng hệ thống điện nước tạm bợ, các điều kiện chiếu sáng và thông gió kém, mặt bằng sản xuất chật chội, thời gian lao động quá dài (10 - 12 h/ngày) trong môi trường độc hại, điều kiện lao động nặng nhọc và hầu như không có các dụng cụ bảo hộ lao động...
Những điều kiện trên dẫn đến tình trạng gia tăng các tai nạn lao động, các bệnh nghề nghiệp (bệnh vềđường hô hấp, bệnh ngoài da và một số bệnh hiểm nghèo khác). Ví dụở khu vực sản xuất sắt thép xã Châu Khê (Bắc Ninh) có trên 60% dân số trong xã (kể cả những người không tham gia sản xuất) mắc các bệnh liên quan đến sản xuất làng nghề. Trong 10 năm gần đây, tuổi thọ trung bình trong làng nghề thấp hơn hẳn các khu vực dân cư không có làng nghề.