Những đóng góp của làng nghề trong phát triển KTXH của Mỹ Hào

Một phần của tài liệu QUẢN lý môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRÊN địa bàn HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 60 - 62)

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở Mỹ Hào trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KTXH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn. Những đóng góp đó được thể

hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, các làng nghề góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn.

Khả năng giải quyết việc làm của các làng nghề cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn là rất lớn. Hàng năm, các làng nghề đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao

động nông thôn, riêng năm 2013 giải quyết việc làm cho hơn 5 nghìn lao động. Các làng nghề không chỉ thu hút lao động trong làng mà còn có khả năng thu hút lao động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 52  1000 lao động trong làng, và hơn 2000 lao động đến từ các địa phương khác. Làng nghế chế biến lương thực, thực phẩm Lỗ Xá, số lao động có việc làm thường xuyên là gần 600 người, ngoài ra còn thu hút gần 300 lao động đến từ các vùng lân cận.

Bảng 4.3 Số lao động làm nghề trong làng nghề Mỹ Hào 2013

STT Làng nghề Tổng số lao động làm nghề Lao động trong làng Lao động ngoài làng SL % SL % 1 Tương Bần 156 119 76.28% 37 23.72% 2 NSTP Lỗ Xá 850 720 84.71% 130 15.29%

3 Tái chế nhựa Phan Bôi 3000 950 31.67% 2050 68.33%

4 Mộc Quan Cù 120 120 100.00% 0 0.00%

5 Mộc Phúc Thọ 79 75 94.94% 9 11.39%

Tổng 4205 1984 2226

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Từ chỗ việc làm ổn định thì thu nhập của người lao động cũng được cải thiện rõ rệt. Nơi nào có làng nghề phát triển thì nơi đó người lao động có thu nhập và sức sống cao hơn các vùng khác. Nếu so sánh mức thu nhập của lao động thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 3 - 4 lần của lao động thuần nông. Thu nhập bình quân tại làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi khoảng 3,5 – 4 triệu đồng/ tháng, với những ông chủ mực thu nhập còn cao hơn rất nhiều lần, lên tới vài chục triệu, thậm trí trăm triệu đồng/ tháng.

Thứ hai, các làng nghề góp phần làm tăng giá trị sản xuất và tăng thu ngân sách của huyện.

Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực làng nghề, nhất là những làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ Hào.

Thứ ba, các làng nghề góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Mỹ Hào theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong quá trình vận động và phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 53  thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm 60% - 65%. Rõ ràng sự phát triển của các làng nghề có tác

động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu hướng này đang ngày một gia tăng khi mà các làng nghề

ngày càng phát triển.

Thứ tư, các làng nghề góp phần xây dựng cuộc sống nông thôn mới và giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp.

Cùng với sự phát triển kinh tế của các làng nghề là sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn ngày nay. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật của các làng nghề như đường xá, cầu cống đã được bê tông hóa toàn bộ; tỷ lệ các hộ được dùng nước sạch từng bước được nâng cao; điện, điện thoại và phát thanh truyền hình được phủ sóng ở tất cả các làng nghề; nhà cao tầng nhiều hơn; đời sống của người dân ngày càng văn minh, chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, họ nhạy bén và khôn khéo trong nền kinh tế thị trường hơn so với người dân ở những vùng nông thôn thuần nông. Bên cạnh đó, do có công việc ổn định ở mức thu nhập khá mà tệ nạn xã hội như

trộm cắp, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút... cho đến các vấn đề xã hội mang tính chất vĩ mô như thất nghiệp, di dân tự do đã giảm đáng kể, mô hình nông thôn mới đang dần được hình thành và phát triển.

Một phần của tài liệu QUẢN lý môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRÊN địa bàn HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)