Những nét đặc trưng của hệ thống làng nghề ở Mỹ Hào

Một phần của tài liệu QUẢN lý môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRÊN địa bàn HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 58 - 60)

4.1.2.1 Tính lịch sử lâu đời

Nhưđã đề cập ở phần trên, cũng như bao làng nghề khác trong cả nước, các làng nghềở Mỹ Hào đã có lịch sử hình thành từ lâu đời như sản xuất tương Bần ở

TT Bần Yên Nhân. Đặc trưng này tạo ra nhiều thuận lợi cho các làng nghề ở Mỹ

Hào như tiếng tăm, trình độ tay nghề của người thợ cao, đã tạo dựng được hệ thống bạn hàng truyền thống... Bên cạnh đó, do tồn tại lâu đời, mọi nếp sống, sinh hoạt và sản xuất đã ăn mòn vào các thế hệ trong làng điều này tạo nên một sức ì lớn cho làng nghề, làm cho làng nghề khó tiếp cận với những xu hướng sản xuất mới, đổi mới khó khăn. Đây là những rào cản khó vượt qua trong tiến trình thực hiện sự phát triển bền vững cho các làng nghềở Mỹ Hào.

4.1.2.2 Đặc trưng về phân bố làng nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh

Các làng nghềở Mỹ Hào hết sức đa dạng và phong phú về ngành nghề, nhưng chủ yếu là các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, với làng 05 làng, chiếm 62,5 %

Bảng 4.1 Tình hình phân bố làng nghề trên địa bàn huyện Mỹ Hào

Địa phương

Số

làng nghề

Phân bố theo ngành kinh tế

NN, CBNSTP CN, TTCN Xây dựng Thương mại Xã Nhân Hòa 2 2 Xã Phan Đình Phùng 1 1 Xã Dị Sử 1 1 Xã Phùng Chí Kiên 0 TT Bần Yên Nhân 1 1 Xã Minh Đức 0 Xã Dương Quang 0 Xã Hòa Phong 3 3 Xã Cẩm Xá 0 Xã Ngọc Lâm 0 Xã Xuân Dục 0 Xã Bạch Sam 0 Hưng Long 0 Tổng 8 3 5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 50  Sự phân bố các làng nghề trên địa bàn huyện không đồng đều giữa các xã, tập trung đông làng nghề là xã Hòa Phong, xã Nhân Hòa; các xã còn lại đều không có hoặc có 1 làng nghề.

Việc phân bố các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề cũng bất hợp lý. Hầu hết các xưởng sản xuất đều nằm trong hoặc xen kẽ với khu dân cư, tại nhiều hộ gia đình cơ sở sản xuất đồng thời là nơi sinh hoạt hàng ngày. Tiếp đến là việc tập trung quá nhiều địa điểm sản xuất ở một khu vực trong làng nghề. Việc phân bố bất hợp lý gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm môi trường sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Bảng 4.2 Giá trị sản xuất của các làng nghề ở Mỹ Hào

ĐVT: Tỷđồng TT Địa phương 2011 2012 2013 So sánh (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ 1 Xã Nhân Hòa 39,5 47,8 49,2 121,01 102,93 111,97 2 Xã Hòa Phong 0,219 0,237 0,365 108,22 154,01 131,11 3 Xã Phan Đình Phùn 12,8 15 16,4 117,19 109,33 113,26 4 Xã Dị Sử 80,6 87,2 89,9 108,19 103,10 105,64 5 TT Bần Yên Nhân 23,7 25 28,5 105,49 114 109,74 Tổng 156,819 175,237 184,365 112,02 116,67 114,34

(Nguồn: Tổng hơp từ số liệu điều tra và Phòng Nông nghiệp huyện Mỹ Hào)

Về giá trị sản xuất, theo kết quả tổng kết 3 năm về làng nghề giai đoạn 2011 – 2013 của UBND huyện Mỹ Hào, giá trị sản xuất của các làng nghề có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên đa số tại các làng nghề tốc độ tăng trưởng còn chậm,

điều đó được thể hiện qua bảng trên.

4.1.2.3 Đặc trưng về vốn và công nghệ

Vốn và công nghệ sản xuất là hai yếu tốđầu vào quan trọng đối với sự phát triển của các làng nghề. Những năm qua, tình trạng thiếu vốn diễn ra ở hầu hết các làng nghề. Tình trạng thiếu vốn, dẫn đến công nghệ sản xuất không được đổi mới đã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 51  Vốn của các doanh nghiệp và các hộ sản xuất trong làng nghềđược huy động chủ yếu từ hai nguồn chính là vốn tự có và vốn vay. Thực tế vốn tự có trong các làng nghề hiện nay chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tổng vốn huy động khoảng từ

35-45% còn lại chủ yếu là vốn vay. Tuy nhiên, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng gặp phải nhiều trở ngại. Đã có hàng loạt các ngân hàng thương mại như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương mở chi nhánh tại các vùng có nhiều làng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân ở đây, song những ràng buộc như lãi suất vay cao, điều kiện thế chấp khắt khe vẫn là những rào cản khiến cho các cơ sở sản xuất khó tiếp cận với nguồn vốn này.

Do thiếu vốn nên công nghệ sản xuất tại các làng nghề chậm được cải tiến và nâng cấp. Hầu hết các dây truyền sản xuất đều đã lạc hậu, tự tạo, đã qua sử dụng của các cơ sở công nghiệp, hiệu suất hoạt động thấp và sản xuất ra những sản phẩm chất lượng không cao, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tỷ lệ tự động hoá và cơ khí hoá trong dây truyền sản xuất tại các làng nghề thấp. Một số làng nghề như những làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm dây truyền sản xuất đã được đổi mới tương đối, việc cơ khí hoá công cụ lao động đã

được người lao động dần dần áp dụng như máy cưa, máy bào, mắt khoan... đã thay thế về cơ bản sức lao động của con người và cho năng suất cao.

Một phần của tài liệu QUẢN lý môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRÊN địa bàn HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 58 - 60)