Về tổ chức bộ máy quản lý: Cho đến nay, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý về
môi trường ở nước ta về cơ bản đã được hoàn chỉnh. Tại cấp Trung ương, cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường; tại cấp tỉnh là sở
Tài nguyên và Môi trường; tại cấp huyện là Phòng tài nguyên và Môi trường và tại cấp xã có bộ phận chuyên quản về lĩnh vực môi trường. Đối với Mỹ Hào, tổ chức bộ máy quản lý về môi trường đã từng bước được kiện toàn và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong tổ
chức bộ máy này còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu được ra.
Tại cấp tỉnh: Có chi cục bảo vệ môi trường (thành lập năm 2008), gồm 2 phòng chuyên môn là: phòng tổng hợp và đánh giá tác động môi trường; phòng kiểm soát ô nhiễm và Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và môi trường(Thành lập năm 2012). Trong đó, trình độđại học 100% và trình độ chuyên ngành môi trường là 61,11 %
Tại cấp huyện: Phòng Tài nguyên và môi trường của các huyện có 7 cán bộ, 100% có trình độ đại học, chủ yếu là các chuyên ngành đất đai, trắc địa và kinh tế
nông nghiệp, có 01 cán bộ có chuyên môn về môi trường.
Đối với cấp xã chỉ có 1 cán bộ duy nhất kiêm các nhiệm vụ: địa chính, giao thông và môi trường và cũng không có kiến thức về môi trường.
Tại các làng nghề, chưa có cán bộ quản lý về môi trường, việc quản lý này còn để
các làng nghề tự tổ chức và thực hiện. Một số làng nghề đã thành lập được các đội vệ
sinh môi trường, song mới chỉ dừng lại ở thu gom chất thải, chưa có tính chất quản lý và ngăn chặn tình trạng làm ô nhiễm môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 Như vậy, nhân lực để quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã hiện nay còn thiếu và thiếu người có chuyên môn về môi trường. Những cán bộ quản lý này cũng không được tập huấn nghiệp vụ thường xuyên dẫn đến trình độ quản lý về môi trường không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức QLMT làng nghề tại huyện Mỹ Hào