2.3.1.1 Quảng Nam
Một kinh nghiệm đáng chú ý được rút ra trong công tác bảo vệ môi trường của Quảng Nam đó là việc đầu tư ngân sách cho phát triển và giải quyết những vấn
đề môi trường bức xúc trong các làng nghề, đồng thời xây dựng mô hình làng nghề
gắn với phát triển khu du lịch và dịch vụ.
Tổng vốn đầu tư hiện nay đã lên tới trên 20 tỷđồng. Nguồn vốn này được hỗ
trợ trong các làng nghề mở rộng phát triển sản xuất và áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường. Nhờđó mà nhiều cơ sở sản xuất ở các làng nghềđã chủđộng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế
phát thải vào môi trường. Hiện nay toàn tỉnh có 19/51 làng nghề được công nhận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32
ươm tơ dệt lụa Mỹ Châu (Duy Xuyên) và đúc đồng Phước Kiều (Điện Bàn) được chọn làm thí điểm xây dựng mô hình làng nghề gắn với phát triển du lịch và dịch vụ
với tổng nguồn vốn đầu tư trên 5 tỷđồng.
2.3.1.2 Kinh nghiệm của Thái Bình
Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghềđang trở nên bức xúc, trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã có những biện pháp hiệu quả để lại những kinh nghiệm quý báu về quản lý nhà nước đối với vấn
đề bảo vệ môi trường, đó là:
- Xây dựng quy chế cho các làng nghề truyền thống.
- Xây dựng các dự án, quy hoạch tổng thể phát triển các làng nghề. - Đầu tư, bố trí hợp lý cơ sở hạ tầng: giao thông, cấp thoát nước,...
- Dùng vốn khuyến công lấy từ ngân sách của tỉnh để hỗ trợ cho một số
doanh nghiệp sản xuất lớn trong các làng nghềđể cải tiến công nghệ nấu, tẩy nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng các dự án áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giảm ô nhiễm môi trường như dự án “áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình xưởng mạ
bạc quy mô nhỏ bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường tại xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương”.