Do ô nhiễm môi trường, lao động không có dụng cụ bảo hiểm và sinh hoạt hàng ngày chung với môi trường sản xuất, tình trạng sức khoẻ của người dân làng nghề bịảnh hưởng nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu cả nước có trên 4200 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng việc xử lý đạt ở mức thấp, trung bình chỉ
khoảng 26%. Thực tế này đã dẫn đến tỷ lệ người dân ở các làng nghề bị mắc các bệnh thông thường và hiểm nghèo cao gấp 2-3 lần các làng xã thuần nông. 51 làng xã thuộc 25 tỉnh thành được cho là “làng ung thư”, với tỷ lệ người dân nghi ngờ mắc, chết do ung thư cao cũng là những làng nghề, hoặc làng nằm gần khu công nghiệp, kho hóa chất, bãi rác bị ô nhiễm. Trong các làng nghề, tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25% hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 Nguyên nhân của một số bệnh tật phổ biến trong nhân dân hiện nay, theo
đánh giá của Bộ Y tế là do suy thoái môi trường không khí, nước, đất, chất thải công nghiệp và đô thị, chất thải y tế, ô nhiễm tiếng ồn...
Dựa vào sự phân chia làng nghề có thể thấy các làng nghề tái chế có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất trên cả ba mặt ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Riêng ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm thường gặp phải các vấn đề về ô nhiễm nước. Đối với các làng nghề thủ công mỹ nghệ có thể chia ra thành các nhóm: Nhóm không gây ô nhiễm: làm nón, làm hương thắp, dệt chiếu, đan cói; Nhóm gây ô nhiễm nhẹ: đan lát mây tre, cỏ tế, đồ gỗ, đá mỹ nghệ, sơn mài; Nhóm gây ô nhiễm nặng: gốm, sứ và chạm mạ bạc. Có thể xem xét hiện trạng môi trường tại các làng nghề như sau.
a, Hiện trạng môi trường nước
Theo kết quả xét nghiệm của Viện khoa học và công nghệ môi trường (trường Đại học Bách khoa Hà Nội) thì 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Ô nhiễm nước có thể được chia ra thành ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. Ô nhiễm hữu cơ thường gặp ở các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm. Nước thải của các làng nghề này có đặc tính chung là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học. Ví dụ như nước thải của quá trình sản xuất tinh bột từ sắn có hàm lượng ô nhiễm rất cao (COD = 13.300 - 20.000mg/l; BOD5 = 5.500 - 125.000 mg/l). Ô nhiễm hóa chất thường gặp ở các làng nghề dệt nhuộm. Do sản xuất có sử dụng nhiều nước, hoá chất, thuốc nhuộm nên thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải làng nghề dệt nhuộm bao gồm: các tạp chất tự nhiên tách ra từ sợi vải: chất bẩn, dầu, sáp, hợp chất chứa nitơ, pectin trong quá trình nấu tẩy, chuội tơ và các hoá chất sử dụng trong quy trình xử lý vải như hồ tinh bột, NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3, các loại thuốc nhuộm, chất tẩy giặt. Khoảng 10 - 30% lượng thuốc nhuộm và hoá chất sử dụng bị thải ra ngoài cùng với nước thải.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
Bảng 2.3 Đặc trưng nước thải của một số làng nghề dệt nhuộm điển hình
TT Tên làng nghề
Lượng nước thải (m3/
ngày)
Chỉ tiêu chất lượng nước thải
pH COD BOD5 SS Độ
màu 1 Ươm tơ Cổ Chất - Nam Định 100 - 6.076 2.400 764 4110 2 Ươm tơĐông Yên- Quảng Nam 20 7,2 632 241 517 69
3 Ươm tơ Bảo Lộc - Lâm Đồng 50 7,8 1.020 780 215 466 4 Dệt nhuộm Phương La -Thái Bình 960 8 -9,7 320-900 72-410 14 77-139
5 Dệt đũi Nam Cao - Thái Bình - 8,2 372 212 375 260 6 Dệt nhuộm Thái Phương-Thái Bình - 6,9 312 272 205 195
TCVN 5945 - 1995 (Nước Loại B) 5,5 - 9 100 50 100
(Nguồn: Việt Nam môi trường và cuộc sống)
Ô nhiễm từ các làng nghề tái chế thuộc mức độ ô nhiễm nặng. Đối với các làng nghề tái chế giấy, ô nhiễm chủ yếu từ nước thải ở các công đoạn ngâm tẩm, nấu và nghiền nguyên liệu cũng như công đoạn xeo giấy. Lượng nước thải này còn chứa hoá chất dư, bột giấy và có hàm lượng chất hữu cơ cao, nên hàm lượng ôxy hoà tan tại các nguồn tiếp nhận rất thấp, gần như bằng 0. Bột giấy, xơ sợi còn sót trong nước thải gây bồi đắp lòng mương, ao hồ. Đối với các làng nghề tái chế nhựa, do đặc thù nguyên liệu thu gom từ nhiều nguồn và đều là nhựa phế thải có dính nhiều tạp chất, nên trong quá trình công nghệ sử dụng rất nhiều nước để rửa phế
liệu. Lượng nước này ước tính khoảng 20 - 25m3/tấn nhựa phế liệu. Thành phần của nước thải này rất phức tạp, vì chứa nhiều loại hợp chất vô cơ, hữu cơ bám dính trên nhựa trong quá trình sử dụng, trong đó có cả các chất độc hại (từ bình chứa thuốc trừ sâu, hoá chất,...), vi sinh vật gây bệnh. Tại các làng nghề tái chế kim loại, lượng nước sử dụng không nhiều, chỉ dùng cho nước làm mát, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng và nước thải từ quá trình tẩy rửa và mạ kim loại nên có hàm lượng các chất độc hại khá cao, đặc biệt là các kim loại nặng. Ô nhiễm nước do kim loại cũng thường gặp tại các làng nghề chạm,mạ bạc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
b, Hiện trạng môi trường không khí
Đặc trưng nhất của làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là mùi hôi thối do sự phân hủy của các hợp chất hữu cơ có trong chất thải rắn và nước thải từ các cống rãnh, kênh mương. Quá trình phân giải yếm khí các chất hữu cơ sinh ra các khí độc rất ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề. Đặc biệt phải kể đến các làng nghề sản xuất nước mắm, do phơi ngoài trời nên mùi hôi, tanh khắp cả làng rất khó chịu. Một nguồn gây ô nhiễm không khí nữa là bụi nguyên liệu phát tán trong không khí. Chẳng hạn như bụi trà tại các làng nghề chế biến trà hương rất mịn và rất dễ xâm nhập vào cơ thể người gây ảnh hưởng đến đường hô hấp. Chưa kể, nhiên liệu chủ yếu phục vụ sản xuất ở các làng nghề là than, củi. Với nhu cầu nhiên liệu rất lớn, bụi, khí thải sinh ra do đốt nhiên liệu than củi là nguồn gây ô nhiễm chính tới môi trường không khí.
Ô nhiễm từ các làng nghề tái chế thuộc mức độ ô nhiễm nặng. Ô nhiễm chủ
yếu ở các làng nghề tái chế giấy là bụi, hơi kiềm, Cl2 do dùng nước Javen để tẩy trắng và hơi H2S. Tại một số vị trí sản xuất, hàm lượng Cl2 vượt tiêu chuẩn cho phép tới ba lần, hơi H2S tại các bãi rác, cống rãnh vượt tiêu chuẩn cho phép 1 - 3 lần.Trong công nghệ tái chế nhựa, khí ô nhiễm phát sinh từ công đoạn gia nhiệt trong quá trình tạo hạt, đùn túi làm nhựa cháy sinh khí độc như HCl, HCN, CO, HC. Ngoài ra, quá trình phân hủy các tạp chất dính trên nhựa trong khâu thu gom cũng phát sinh khí ô nhiễm. Bụi cũng là chất ô nhiễm đáng quan tâm, phát sinh từ
khâu xay nghiền, phơi, thu gom, phân loại và từ các cơ sở dùng than để gia nhiệt trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, ô nhiễm không khí tại các làng nghề tái chế kim loại cũng rất nghiêm trọng. Bụi trong không khí phát sinh từ khâu phân loại, gia công sơ bộ, tẩy gỉ, nấu, cán, kéo, đặc biệt là khu vực bên cạnh các lò đúc thép, hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép tới 10-15 lần. Tại các làng nghề này, bụi thường có chứa kim loại mà chủ yếu là ô-xít sắt nồng độ lên tới 0,5mg/m3 làm cho không khí có mùi tanh. Trong không khí tại các làng nghề này luôn phát hiện được hơi hóa chất độc hại như Cl, HCN, HCl, H2SO4, SO2, CO, NO tuy hàm lượng nhỏ nhưng có mặt thường xuyên trong không khí gây ảnh hưởng đáng kểđến sức khỏe cộng đồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 Các tác động chủ yếu đến môi trường từ hoạt động của các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng là ô nhiễm không khí do bụi và khói lò nung. Quy trình nung vôi, gạch ở các làng nghề chủ yếu theo phương pháp thủ công sử dụng nhiên liệu là than. Khí thải từ các lò nung đốt than chứa bụi, các khí ô nhiễm. Đặc biệt các lò nung thường không được thiết kếđúng quy cách, nên quá trình cháy không hết, tạo ra các sản phẩm cháy nhiên liệu thiếu ôxy như CO, SO2,... Bụi phát sinh từ khâu khai thác, gia công đất nguyên liệu, vận chuyển vào lò, ra lò và bốc dỡ sản phẩm.
Bảng 2.4 Ước tính tải lượng ô nhiễm của một số làng nghề sản xuất gạch và nung vôi TT Tên làng nghề Lượng SP/năm Bụi tấn/năm CO tấn/năm SO2 tấn/năm NO2 tấn/năm 1 Khai Thái, Hà Tây 170 triệu viên 3.774 477,7 72,93 339,16 2 Dạ Trạch, Hưng Yên 9,7 triệu viên 215 27,2 6,9 26,9 3 Hưng Lộc, Thanh Hóa 10 triệu viên 222 28,1 7,15 27,8 4 Đại Cát, Khánh Hòa 14,1 triệu viên 313 39,6 10 39,2 5 Phước Lâm, Khánh Hòa 63,3 triệu viên 1.405,3 177,9 42,55 176 6 Tân Yên, Bình Dương 967 triệu viên 21.467 2.717 691 2.688 7 Các làng nghề Mang
Thít, Vĩnh Long
310 triệu viên
6.822 871 221,7 861,8 8 Đồng Tân, Thanh Hóa 49.680 tấn vôi 131 216 162,7 122