Nhận định chung về cấu trúc và quan hệ địa động vật học của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nhóm động vật nổi trong vùng lưu vực sông cả (Trang 64 - 65)

động vật nổi vùng lu vực sông Cả

Từ kết quả phân tích thành phần địa động vật học của từng nhóm động vật nổi trên đây có thể xác định các yếu tố địa động vật của khu hệ động vật nổi lu vực sông Cả nh sau:

• Yếu tố phân bố rộng có 77 loài chiếm 68,7%. Yếu tố này chiếm u thế tuyệt đối ở nhóm Rotatoria, rất phổ biến ở nhóm giáp xác Copepoda-Cyclopoida và Cladocera, không có ở nhóm giáp xác Copepoda-Calanoida nớc ngọt, giáp xác Ostracoda.

• Yếu tố ôn đới-cận nhiệt đới (các loài chung với Trung Hoa) có 18 loài, chiếm 16,1%; u thế ở nhóm giáp xác Ostracoda (66,7%) và giáp xác Copepoda-Calanoida (38,5%). Yếu tố này còn cao hơn ở nhóm Calanoida nớc ngọt (80%). Đáng chú ý là trong các loài chung với Trung Hoa, các loài chung với vùng Hoa Nam (Trung Quốc) chiếm tỉ lệ khá lớn, ở nhóm giáp xác Copepoda đạt 40% (trong đó nhóm Harpacticoida là 100%).

• Yếu tố nhiệt đới (các loài chung với ấn Độ-Mã Lai) có 15 loài chiếm 13,4%. Yếu tố này u thế ở nhóm giáp xác Ostracoda (33,3%), Cyclopoida (28,6%) và Cladocera (15,7%), có tỷ lệ thấp ở nhóm Calanoida (7,7%).

• Yếu tố đặc hữu cho Bắc Việt Nam có 2 loài chiếm 1,8%. Trong thành phần loài động vật nổi ở lu vực sông Cả yếu tố này chiếm tỷ lệ thấp nhất và chỉ thấy ở nhóm giáp xác Calanoida (1 loài, chiếm 3,8%) và Cladocera (1 loài, 3,1%).

Từ những phân tích trên đây có thể rút ra một số nhận xét về đặc tính và quan hệ địa động vật của khu hệ động vật nổi sông Cả:

- Về mặt cấu trúc địa động vật học thì yếu tố phân bố rộng chiếm u thế với 68,7%; tiếp đến là các yếu tố ôn đới-cận nhiệt đới, yếu tố nhiệt đới có tỷ lệ gần xấp xỉ nhau. Yếu tố đặc hữu cho Bắc Việt Nam chiếm tỷ lệ thấp. Đặc điểm này thể hiện tính chất phân bố rộng của các nhóm động vật nổi.

- Trong thành phần loài động vật nổi, các loài có phân bố ở vùng nhiệt đới có tỷ lệ thấp hơn một ít so với số loài phân bố ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới chủ yếu là do nhóm giáp xác Copepoda tạo nên. Tuy nhiên, không phải vì thế mà làm mất đi tính chất nhiệt đới chung của khu hệ động vật nổi lu vực sông Cả, bởi lẽ ngay trong thành phần loài chung với Trung Hoa (yếu tố ôn đới-cận nhiệt đới) thì số loài chung với vùng Hoa Nam (hạ lu sông Tây Giang)-vùng mang tính chất nhiệt đới về mặt khu hệ động vật cũng nh điều kiện tự nhiên-chiếm một tỉ lệ khá cao, đạt 40% ở nhóm giáp xác Copepoda. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Đặng Ngọc Thanh (1980) về đặc trng địa động vật học của nhóm động vật này ở Bắc Việt Nam [35, tr. 218-219].

- Khu hệ động vật nổi lu vực sông Cả thể hiện mối quan hệ với vùng ấn Độ-Mã Lai và cả vùng Trung Hoa ở thành phần loài chung với các vùng này. Trong quan hệ với vùng Trung Hoa, khu hệ động vật nổi lu vực sông Cả có mối quan hệ gần với vùng Hoa Nam. So sánh quan hệ địa động vật học với các khu vực khác ở Việt Nam, nhận thấy khu hệ động vật nổi sông Cả có cấu trúc địa động vật học gần gũi nhất với khu vực đồng bằng Bắc Bộ (46,4% số loài chung). Bên cạnh đó, vẫn có nét sai khác ít nhiều, so với đồng bằng Bắc Bộ ở lu vực sông Cả yếu tố nhiệt đới thể hiện rõ hơn, trong khi yếu tố ôn đới-cận nhiệt đới có phần giảm xuống (bảng 3.11).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nhóm động vật nổi trong vùng lưu vực sông cả (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w