Mỗi dạng thủy vực tại mỗi vùng cảnh quan khác nhau có các đặc điểm khác nhau, biến đổi theo địa hình, chế độ canh tác, mục đích sử dụng, theo đó sự phân bố số lợng loài động vật nổi ở mỗi dạng thủy vực theo vùng cảnh quan địa lí cũng khác nhau. Do đó, nên xem xét sự phân bố thành phần loài động vật nổi theo loại hình thủy vực trong mỗi vùng cảnh quan mà không nên xem xét theo các dạng thủy vực cho tất cả các vùng cảnh quan [35, tr. 147]. Vùng cửa sông có một vị trí và sự phân bố thành phần loài có tính chất đặc biệt trong toàn bộ khu hệ, sai khác xa với các vùng khác, do vậy, nên xem xét vùng cửa sông nh là một loại hình thủy vực riêng so với phần hạ lu sông trong vùng đồng bằng. Về mặt sinh thái học có thể nhận thấy trong thành phần loài động vật nổi trong vùng lu vực sông Cả có 2 nhóm loài:
Nhóm loài phân bố rộng ở mọi loại hình thủy vực hay hầu nh ở mọi loại hình thủy vực và đây cũng là nhóm loài có phân bố rộng ở các vùng cảnh quan nh Asplanchna sieboldi, Diplois daviesiae, Brachionus caudatus, B. plicatilis...(Rotatoria); Bosmina longirostris, Diaphanosoma sarsi, D. excisum, Macrothrix triserialis, Ilyocryptus halyi...(Cladocera); Mongolodiaptomus birulai, Microcyclops varicans, Mesocyclops leuckarti... (Copepoda).
Nhóm loài đặc trng cho một số dạng hay loại hình thủy vực là các loài chỉ thích nghi với chế độ nớc chảy xiết thờng phân bố ở suối, sông vùng núi. Ngợc lại, có những loài a nớc tĩnh hoặc chảy chậm, nền đáy mềm, giàu muối dinh dỡng hơn thờng phân bố ở ao, hồ, sông, ruộng lúa vùng đồng bằng.
ở vùng núi, nghiên cứu ba loại hình thủy vực là suối, sông và ao. Sông có số lợng loài lớn nhất với 30 loài chiếm 76,9% tổng số loài có trong vùng, sau đó đến suối có 25 loài (64,1%) và cuối cùng là ao với 23 loài (58,9%). Cả ba loại hình thủy vực vùng núi đều có đặc điểm chung là khá đa dạng về thành phần loài nhóm Cladocera (có từ 11-14 loài) và giáp xác Copepoda-Cyclopoida (có từ 7-8 loài) nhng lại khá nghèo nàn về nhóm trùng bánh xe Rotatoria (có từ 3-6 loài), giáp xác Harpacticoida, Ostracoda (mỗi nhóm chỉ có 1 loài) và hoàn toàn thiếu hẳn nhóm giáp xác Calanoida.
Các loại hình thủy vực vùng đồi có số lợng loài phong phú hơn hẳn so với vùng núi với u thế thuộc về nhóm giáp xác râu ngành Cladocera. Trong các loại hình thủy vực nghiên cứu (sông, ao, hồ) thì sông có 41 loài (chiếm 73,2% tổng số loài ở vùng đồi), hồ có 39 loài (69,6%) nhiều hơn ở ao chỉ có 26 loài (46,4%). Đặc biệt trong thành phần loài động vật nổi ở các thủy vực vùng đồi xuất hiện các loài thuộc nhóm giáp xác Copepoda-Calanoida đã không thấy ở các thủy vực vùng núi.
Bảng 3.8.Phân bố số lợng loài các nhóm động vật nổi theo các loại hình thủy vực ở các vùng cảnh quan khác nhau
Phân bố theo loại hình thủy vực
Vùng núi Vùng đồi Đồng bằng và cửa sông Suối Sông Ao Sông chứaHồ Ao Sông Ao sôngCửa
Rotatoria 4 6 3 8 9 7 9 15 4 Copepoda-Calanoida 0 0 0 3 6 3 10 10 22 Copepoda-Cyclopoida 8 8 7 7 6 5 8 9 17 Copepoda-Harpacticoida 1 1 1 1 1 1 5 0 9 Cladocera 11 14 11 22 16 12 22 27 8 Ostracoda 1 1 1 0 1 0 2 3 0 Tổng (64,1)25 (76,9)30 (58,9)23 (73,2)41 (69,6)39 (46,4)26 (73,7)56 (84,2)64 60
Ghi chú: số trong ngoặc đơn là tỷ lệ % số loài ở mỗi loại hình thủy vực so với tổng số loài ở vùng cảnh quan đó.
ở vùng đồng bằng, nghiên cứu hai dạng thủy vực là sông và ao. Trong đó, với tính chất sai khác về điều kiện tự nhiên cũng nh là cấu trúc thành phần loài nên xem cửa sông nh là một loại hình thủy vực sai khác với sông vùng đồng bằng. Một đặc điểm nổi bật của các loại hình thủy vực vùng đồng bằng là có tính đa dạng cao hơn hẳn so với các thủy vực cùng loại ở vùng núi và vùng đồi.
Ao có số loài lớn nhất với 64 loài chiếm 84,2%, cửa sông có 60 loài, còn sông đồng bằng có 56 loài, chiếm 73,7% tổng số loài ở vùng đồng bằng. Đặc điểm chung của
các loại hình thủy vực này là trong thành phần vừa có cả các loài sống ở nớc ngọt vừa có các loài có nguồn gốc nớc lợ, mặn. ở sông, thờng có mức độ di nhập của các loài nớc lợ, mặn cao hơn hẳn so với ao. Điều đáng chú ý là số loài di nhập vào vùng nớc ngọt phần lớn thuộc vào nhóm giáp xác Copepoda, rất ít có ở nhóm Rotatoria và Cladocera. Trong khi đó, số loài nớc ngọt di nhập vào vùng cửa sông thì hầu hết lại thuộc vào nhóm trùng bánh xe Rotatoria, giáp xác râu ngành Cladocera và giáp xác Copepoda-Cyclopoida. Điều này phản ánh sai khác lớn về cấu trúc thành phần loài giữa cửa sông và các loại hình thủy vực ao, sông vùng đồng bằng. Trong khi ở sông, ao vùng đồng bằng có tính đa dạng cao về thành phần loài giáp xác râu ngành Cladocera (22 loài ở sông và 27 loài ở ao), trùng bánh xe Rotatoria (9 loài ở sông và 15 loài ở ao trong tổng số 20 loài toàn khu hệ), ở cửa sông chỉ có 8 loài giáp xác Cladocera và 4 loài trùng bánh xe Rotatoria. Các loài Halicyclops aequoreus (Cyclopoida); Tachidius triangularis, Stenhelia ornamentalia, Onychocamptus mohammed, Enhydrosoma bifurcarostratum
(Harpacticoida) lần đầu tiên thấy ở Việt Nam, chỉ phân bố ở vùng cửa sông và sông đồng bằng mà cha tìm thấy ở ao.