Sông Nậm Nơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nhóm động vật nổi trong vùng lưu vực sông cả (Trang 71 - 72)

Trong 3 đợt khảo sát, nghiên cứu khu vực hạ lu của sông Nậm Nơn đoạn từ Bản Can (Tơng Dơng) đến điểm giao nhau với sông Cả tại Cửa Rào. Trong khu vực này hiện nay đang xây dựng nhà máy thủy điện Bản Vẽ với công suất 320 MW trên sông Nậm Nơn (tại xã Yên Na). Chắc chắn rằng, khi lòng hồ thủy điện hình thành sẽ có nhiều sự thay đổi về đặc điểm thủy vực cũng nh thủy sinh vật ở khu vực này. Bởi vậy việc nghiên cứu điều kiện thủy lý, thủy hóa, số lợng và đặc tính phân bố thành phần loài động vật nổi trớc và sau khi hình thành đập chắn là điều cần thiết và có ý nghĩa.

Kết quả phân tích mật độ động vật nổi sông Nậm Nơn trong 2 đợt nghiên cứu vào mùa khô và giai đoạn chuyển tiếp năm 2006 cho thấy: Mật độ động vật nổi ở hạ lu sông Nậm Nơn thấp, dao động từ 51-105 con/m3. Trong thành phần, nhóm ấu trùng có u thế về số lợng nhng không lớn (20,0-52,3%), các nhóm giáp xác Copepoda và Cladocera có tỉ lệ khá cao về số lợng. 0 20 40 60 80 100 I II III IV

Biểu đồ 3.19. Biến động mật độ động vật nổi theo chiều dọc sông Nậm Nơn

Theo các điểm nghiên cứu, mật độ động vật nổi có xu hớng tăng dần từ thợng lu đến hạ lu sông, dao động từ 68-88 con/m3 (biểu đồ 3.19). ở MC II có mật độ động vật nổi thấp nhất trong các đợt thu mẫu có thể ảnh hởng từ các hoạt động xây dựng nhà máy thủy điện ở phía trên điểm thu mẫu, song mức độ ảnh hởng này là không

MĐ (con/m3)

lớn. Điều này cũng thể hiện qua biến động chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa ở khu vực này (mục 3.1). 0 20 40 60 80 100 120 I II III IV Đ2 Đ3

Biểu đồ 3.20. Biến động mật độ động vật nổi sông Nậm Nơn qua các đợt nghiên cứu

Mật độ động vật nổi sông Nậm Nơn cũng biến đổi theo mùa. Vào giai đoạn chuyển tiếp (Đ3) mật độ cao hơn cao hơn ở mùa khô (Đ2) ở tất cả các mặt cắt, đây cũng là đặc điểm sai khác so với biến động số lợng động vật nổi theo mùa ở thợng lu sông Cả (biểu đồ 3.20).

Vào mùa khô, mật độ động vật nổi dao động từ 51-171 con/m3, trong thành phần, nhóm giáp xác Copepoda, Cladocera, ấu trùng côn trùng có tỉ lệ xấp xỉ nhau và chiếm u thế hơn so với các nhóm khác. Đặc biệt là các loài trong nhóm Copepoda- Harpacticoida có mật độ cao hơn và chiếm tỷ lệ lớn hơn ở sông Cả (đạt từ 0,3-22 con/m3, chiếm từ 0,5-32,8% về số lợng động vật nổi ở các mặt cắt), còn trong giai đoạn chuyển tiếp lại không thấy xuất hiện nhóm này. Nhóm giáp xác Ostracoda không thấy xuất hiện trong cả hai lần thu mẫu, trong khi đó nhóm trùng bánh xe tuy có mật độ không cao song cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể về số lợng.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, sự biến động mật độ động vật nổi khá giống với sự biến động ở thợng nguồn sông Cả, mật độ dao động từ 80-105 con/m3. Trong thành phần, nhóm ấu trùng côn trùng chiếm u thế về số lợng với mật độ đạt từ 36-44 con/m3

(43,0-52,3%), tiếp đến là nhóm Copepoda có mật độ từ 19-45 con/m3 (23,2-42,4%). Nhóm giáp xác Cladocera và trùng bánh xe Rotatoria có mật độ không tăng so với mùa khô và chiếm tỷ lệ thấp hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nhóm động vật nổi trong vùng lưu vực sông cả (Trang 71 - 72)