II. HIỆN TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 1 Hộ gia đình
4. Trạm y tế
4.1. Công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y tế
Theo số liệu điều tra Bộ chỉ số, đến cuối năm 2013 trên địa bàn nông thôn toàn tỉnh: có 88/114 trạm y tế có nước và nhà tiêu HVS, đạt tỉ lệ 77,19%; trong đó có 96/114 trạm có nước HVS, đạt tỉ lệ 84,21%;93/114 trạm có nhà tiêu HVS, đạt tỉ lệ 81,58%.
Nhìn chung trạm y tế tại các xã, thị trấn khu vực nông thôn đã có công trình vệ sinh loại nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội, không có công trình vệ sinh nào thuộc loại nhà tiêu khô; chỉ còn một số ít trạm y tế là không có nhà tiêu.
Hiện trạng nhà vệ sinh trường học khu vực nông thôn toàn tỉnh được tổng hợp bảng sau:
Bảng 2.4: Hiện trạng cấp nước và nhà vệ sinh trạm y tế (Trạm chính và phân trạm) khu vực nông thôn tỉnh Bình Thuận đến cuối năm 2013
TT Tổng Trạm Tỷ lệ Trạm Tỷ lệ Trạm Tỷ lệ
Đơn vị hành chính số Trạm Y tế Y tế có nước và nhà tiêu HVS trạm Y tế có nước và nhà tiêu HVS (%) Y tế có nước HVS trạm Y tế có nước HVS (%) Y tế có nhà tiêu HVS trạm Y tế có nhà tiêu HVS (%) Tổng: 114 88 77,19% 96 84,21% 93 81,58%
1 Huyện Tuy Phong 11 11 100,00% 11 100,00% 11 100,00%
2 Huyện Bắc Bình 20 15 75,00% 17 85,00% 15 75,00%
3 Huyện Hàm Thuận Bắc 18 11 61,11% 14 77,78% 14 77,78%4 Thành phố Phan Thiết 5 5 100,00% 5 100,00% 5 100,00% 4 Thành phố Phan Thiết 5 5 100,00% 5 100,00% 5 100,00%
5 Huyện Phú Quý 3 3 100,00 3 100,00 3 100,00
6 Huyện Hàm Thuận Nam 13 10 76,92% 10 76,92% 11 84,62%
7 Huyện Hàm Tân 10 8 80,00% 8 80,00% 8 80,00%
8 Thị xã Lagi 4 2 50,00% 4 100,00% 2 50,00%
9 Huyện Tánh Linh 17 13 76,47% 13 76,47% 14 82,35%
10 Huyện Đức Linh 13 10 76,92% 11 84,62% 10 76,92%
Nguồn: Bộ chỉ số tỉnh Bình Thuận năm 2013
(Chi tiết có Phụ lục 2.8 đính kèm)
4.2. Công tác quản lý, sử dụng, duy tu bảo dưỡng nhà tiêu Trạm Y tế
Tại các trạm y tế, do quy mô nhỏ nên phân công nhân viên trạm thực hiện công tác dọn vệ sinh định kỳ. Nhìn chung công tác đảm bảo vệ sinh đối với nhà tiêu trạm y tế được lãnh đạo trạm y tế quan tâm thường xuyên và thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, một số công trình bị xuống cấp, hư hỏng, không còn sử dụng do không có kinh phí duy tu, sửa chữa, xây dựng mới nên cần phải được đầu tư sửa chữa để đảm bảo nhu cầu vệ sinh của bệnh nhân, nhân viên y tế.
4.3. Công tác xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải y tế
Trong số 114 trạm y tế nông thôn toàn tỉnh; có 88/114 trạm y tế có tiến hành phân loại rác thải sinh hoạt và rác thải y tế theo quy định của ngành Y tế; 15/114
trạm y tế không tiến hành phân loại rác thải sinh hoạt và rác thải y tế; một phân Trạm y tế cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, không còn hoạt động là phân Trạm Y tế thôn Tiến Hải, xã Tiến Thành- thành phố Phan Thiết.
Đối với rác thải sinh hoạt, các trạm y tế xử lý các phương pháp đơn giản như: đốt, chôn lấp tại chỗ hoặc có xe đến thu gom, đổ ra bãi thu gom tập trung. Có
58/114 trạm đổ rác thải sinh hoạt ra bãi thu gom tập trung; 57/114 trạm xử lý bằng cách đốt; 1/114 trạm xử lý bằng cách chôn lấp.
Đối với rác thải y tế chỉ xử lý bằng phương pháp đơn giản như: đốt, chôn lấp tại chỗ, đổ ra bãi thu gom tập trung. Có 15/114 trạm đổ rác thải y tế ra bãi thu gom
tập trung; 99/114 trạm xử lý bằng cách đốt; 2/114 trạm xử lý bằng cách chôn lấp. Có trường hợp đã phân loại rác thải sinh hoạt và rác thải y tế tại trạm y tế nhưng khi thu gom, vận chuyển thì lại đổ chung rác thải sinh hoạt và rác thải y tế để tập trung tại bãi thu gom tập trung. Nhìn chung, hầu hết các trạm y tế nông thôn toàn tỉnh hiện nay chưa có biện pháp xử lý đặc thù đối với rác thải y tế.
4.4. Đầu tư vốn hỗ trợ xây dựng công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệsinh Trạm y tế: sinh Trạm y tế:
Từ năm 2010 đến năm 2013, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình cấp nước và nhà tiêu HVS trạm y tế là 3.470 triệu đồng; trong đó từ nguồn vốn ngân sách tỉnh là 1.342 triệu đồng; từ nguồn vốn ngân sách Trung ương (vốn đầu tư phát triển của CTMTQG Nước sạch và VSMTNT) là 1.948 triệu đồng; từ các nguồn vốn khác là 180 triệu đồng, góp phần tăng tỉ lệ trạm y tế có nhà tiêu HVS tại các địa phương, từ 4-6%/năm, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư trường học khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nghèo, khó khăn và xã điểm xây dựng nông thôn mới của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
(Chi tiết có Phụ lục 2.9 đính kèm)