Giai đoạn đến năm 2020:

Một phần của tài liệu Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (Trang 51 - 53)

+ 95,00% hộ gia đình nông thôn toàn tỉnh có nhà tiêu hợp vệ sinh;

+ 100% trường mầm non, trường phổ thông nông thôn toàn tỉnh (điểm trường chính) có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh;

+ 100% trạm y tế nông thôn toàn tỉnh (trạm chính và phân trạm) có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh;

+ 80,00% hộ gia đình nông thôn toàn tỉnh có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh.

3. ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

3.1. Đối với việc thực hiện mục tiêu hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh:

Theo số liệu điều tra của Bộ chỉ số, tính đến cuối năm 2013, có 74,11% hộ gia đình nông thôn toàn tỉnh có nhà tiêu HVS, để đạt mục tiêu đến năm 2020 có 95,00% hộ gia đình có nhà tiêu HVS, phải tăng thêm 20,89% hộ có nhà tiêu HVS tương đương 37.885 nhà tiêu cần xây mới và 7.015 nhà tiêu cần nâng cấp sửa chữa hộ thì cần tập trung ưu tiên nâng cao tỉ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS tại các địa phương có tỉ lệ nhà tiêu HVS đạt thấp hơn bình quân chung toàn tỉnh vào cuối năm

2013 gồm: huyện Tánh Linh (60,22%), huyện hàm Tân (66,48%), huyện Bắc Bình

(68,53%) và huyện Hàm Thuận Nam (71,22%); trong đó tập trung địa bàn các xã,

thị trấn có tỉ lệ nhà tiêu HVS đạt thấp, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số bức xúc về ô nhiễm môi trường với các loại nhà tiêu, quy mô nhà tiêu xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế, nguồn nước sinh hoạt gia đình sử dụng.

3.1.1. Lựa chọn các mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh:

- Theo Quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 27/2011/TT-BYT ngày 24/06/2011 về ban hành Quy chuẩn QCVN 01:2011/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu- Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh; có 04 loại hình nhà tiêu đảm bảo vệ sinh gồm: Nhà tiêu khô chìm, nhà tiêu khô nổi (một ngăn và hai ngăn trở lên), nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội nước.

- Theo số liệu điều tra Bộ chỉ số 2013, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng loại nhà tiêu khô: nhà tiêu hai ngăn và nhà tiêu chìm có ống thông hơi chiếm tỷ lệ thấp (tỷ lệ

13,61% trong tổng số hộ có nhà tiêu); do đó hai loại hình nhà tiêu khô nổi hai ngăn

và nhà tiêu chìm có ống thông hơi không còn phù hợp với điều kiện phát triển chung do các nguyên nhân sau:

* Đối với loại nhà tiêu khô nổi hai ngăn:

+ Không sử dụng được nơi đất chật người đông, vùng ngập nước. + Có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nông.

+ Vẫn còn mùi hôi khó chịu.

* Đối với loại nhà tiêu khô chìm:

+ Không sử dụng được nơi đất chật người đông, vùng ngập nước. + Có thể làm ô nhiễm nguồn nước.

- Do đó, mô hình đề xuất lựa chọn xây dựng nhà tiêu hộ gia đình là nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội.

3.1.2. Hình thức, phương án, địa điểm xây dựng nhà tiêu:

- Hộ gia đình có thể tự xây dựng hay thuê các tổ chức, cá nhân bên ngoài xây dựng nhà tiêu theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BYT về nhà tiêu và điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh ban hành theo Thông tư 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 của Bộ Y tế và thiết kế nhà tiêu mẫu được ban hành kèm theo Quyết định số 2762/QĐ-UBND ngày 05/11/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận.

- Địa điểm xây dựng nhà tiêu tại hộ gia đình phải cách xa nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên để đảm bảo vệ sinh và cảnh quan môi trường, không làm ô nhiễm đến môi trường xung quanh.

* Phương án xây dựng nhà tiêu tự hoại:

- Hầm tự hoại gồm 01 hầm chứa và 02 hầm thấm có kích thước 1,2m x 1,0m x 1,0m mỗi bể. Có thể sử dụng bằng puy bêtông đúc sẵn. Nắp đậy bằng bêtông cốt thép.

- Diện tích xây dựng tối thiểu: 2,45m2

- Ưu điểm: Xử lý triệt để mùi hôi, không có côn trùng sinh sống, phát triển, nước thải được xử lý không làm ô nhiễm khi thải ra môi trường xung quanh.

- Nhược điểm: Giá thành xây dựng cao, khó xây dựng ở những vùng ngập nước, phải tốn nước dội.

* Phương án xây dựng nhà tiêu thấm dội:

- Bể chứa phân gồm 01 bể chứa và 01 bể thấm có kích thước 1,2m x 1,0m x 1,0m mỗi bể.

- Thành bể xây gạch, đáy bể bằng bê tông gạch vỡ, láng. Mặt bể cao hơn mặt bằng xung quanh 0,1m. Tấm đan đậy mặt bể bằng bêtông lưới thép.

- Ưu điểm: Xử lý được mùi hôi, không có côn trùng sinh sống, phát triển, nước thải được xử lý không làm ô nhiễm khi thải ra môi trường xung quanh.

- Nhược điểm: Giá thành xây dựng cao, khó xây dựng ở những vùng ngập nước, phải tốn nước dội.

3.1.3. Chất lượng công trình vệ sinh:

Để đảm bảo chất lượng xây dựng cũng như quy cách sử dụng các loại nhà tiêu; các hộ gia đình khi xây dựng và sử dụng phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:

(Chi tiết có đính kèm Phụ lục 4.1)

3.1.4. Nhu cầu vốn và phân kỳ đầu tư thực hiện giai đoạn 2015 và 2020:- Cơ sở tính toán: - Cơ sở tính toán:

+ Dân số tính toán được lấy theo số liệu Bộ chỉ số năm 2013;

+ Dân số năm 2015 và năm 2020 được lấy từ dân số dự báo của IDICO (sử dụng cùng với dân số quy hoạch cấp nước đô thị);

+ Các định mức hỗ trợ đối với hộ nghèo, chính sách và cận nghèo dựa vào Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT-BKHĐT ngày 16/01/2013;

+ Thiết kế mẫu, khái toán nhà vệ sinh theo Phụ lục 4.2.1; 4.2.2; 4.2.3;

Một phần của tài liệu Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (Trang 51 - 53)