KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (Trang 82 - 84)

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư trong công tác thu hồi đất, đền bù giải tỏa đảm bảo tiến độ thi công xây dựng và bảo vệ tài sản công trình

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua kết quả thực hiện công tác khảo sát và các nội dung phân tích đánh giá trong Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 có thể rút ra một số kết luận và kiến nghị như sau:

I. KẾT LUẬN

-Theo kết quả điều tra của Bộ chỉ số đến cuối năm 2013:

+ Tỷ lệ hộ gia đình khu vực nông thôn có nhà tiêu là 77,09% và tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 74,11% (cao hơn mục tiêu của Chương trình đến 2015 là 65,00%). Các hộ gia đình được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà vệ sinh đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đưa vào sử dụng hiệu quả.

+ Tỷ lệ hộ gia đình khu vực nông thôn có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh đạt 48,43% (cao hơn mục tiêu của Chương trình đến 2015 là 45,00%).

+ Tỷ lệ Trường học khu vực nông thôn có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 64,18% (thấp hơn mục tiêu của Chương trình đến 2015 là 100,00%).

+ Tỷ lệ Trạm Y tế khu vực nông thôn có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 77,19% (thấp hơn mục tiêu của Chương trình đến 2015 là 100,00%).

- Để đạt được mục tiêu Chiến lược quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 và Quyết định số 366/2012/QĐ-TTg ngày 31/03/2012 V/v phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 cần kinh phí đầu tư công trình khá lớn 675.855 triệu đồng; trong đó: giai đoạn 2014-2015: 190.935 triệu đồng, giai đoạn 2016-2020 là 484.920 triệu đồng (Chi tiết có Phụ lục 5 đính kèm). Do vậy, cần phải huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau (lồng ghép nguồn vốn ngân sách nhà nước từ các chương trình, dự án liên quan trên địa bàn, vốn tín dụng, vốn dân góp và các nguồn vốn hợp pháp khác).

- Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận được xây dựng là cơ sở để định hướng và đề ra kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm, 5 năm nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2015 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới đến năm 2020... Việc tổ chức triển khai thực Đề án vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 là góp phần nâng cao điều kiện sống của người dân khu vực nông thôn, đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi sinh, môi trường vùng nông thôn ngày càng tốt hơn. Để thực hiện tốt Đề án vệ sinh môi trường nông thôn sau khi được phê duyệt, đòi hỏi các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể phải nâng cao trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ được giao; đồng thời phát huy vai trò của mỗi người dân tích cực tham gia cùng với cộng đồng đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Mặt khác, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh và sự quan tâm hỗ trợ từ các cơ quan TW, các nhà tài trợ trong nước và nước ngoài và các tổ chức quốc tế và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ về công tác IEC, xây dựng thể chế, ứng dụng khoa học – công nghệ, sự tham gia của cộng đồng, ... phù hợp thực tế điều kiện phát triển KT-XH của từng địa phương trong tỉnh để thực hiện Đề án đạt kết quả tốt.

II. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w