Tồn tại, nhược điểm:

Một phần của tài liệu Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (Trang 35 - 36)

III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 1 Kết quả đạt được:

2. Tồn tại, nhược điểm:

- Tỉ lệ hộ dân có chuồng trại chăn nuôi HVS chỉ đạt 48,43%, tỉ lệ Trường học và Trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu HVS chỉ đạt 64,18% và 77,19%, thấp hơn mục tiêu do UBND tỉnh phê duyệt (53,00% chuồng trại chăn nuôi HVS, 89,00% trường học, 96,00% trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu HVS);

- Nhận thức và hành vi của người dân nông thôn trong việc sử dụng nhà tiêu HVS hộ gia đình có nâng lên nhưng chưa đồng đều, vẫn còn một bộ phận không nhỏ hộ gia đình không có nhà tiêu (chiếm tỉ lệ 23,00% hộ gia đình nông thôn); có

3,87% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu nhưng việc xây dựng, sử dụng và bảo quản chưa đúng quy định nên không đảm bảo vệ sinh;

- Tuy một số hộ gia đình đã có ý thức vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi nhưng phần lớn hộ gia đình chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chuồng trại, chưa thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi. Vẫn còn tình trạng chăn nuôi ngay cạnh nhà ở, phân gia súc rơi vãi ngay trong sân nhà. Đối với các hộ gia đình có áp dụng biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi thì đa số là tự phát, các hộ tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để thực hiện, chưa có hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật của các tổ chức, cơ quan nhà nước. Phần lớn chất thải chăn nuôi chỉ xử lý được một phần chứ chưa xử lý được hoàn toàn, đặc biệt là mùi hôi từ chuồng chăn nuôi heo hầu như không xử lý được;

- Các khu quy hoạch chăn nuôi tập trung chưa nhiều, đa số các hộ chăn nuôi ngay trong khu dân cư, một số ít chăn nuôi trong rẫy, vườn xa khu dân cư;

- Nhu cầu hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà tiêu hộ gia đình, xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước và nhà vệ sinh trường học, trạm y tế khu vực nông thôn toàn tỉnh rất lớn, nhưng nguồn vốn và tiến độ đầu tư chưa đáp ứng kịp thời;

- Công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng và đảm bảo vệ sinh đối với nhà vệ sinh trường học còn gặp nhiều khó khăn do đặc thù số lượng người sử dụng nhiều và thường xuyên, liên tục; một số lãnh đạo nhà trường chưa quan tâm công tác quản lý công trình vệ sinh và giáo dục ý thức, hành vi thực hành vệ sinh của học sinh.

Một phần của tài liệu Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w