thôn nghiên cứu, cụ thể hóa các cơ chế chính sách của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực vệ sinh môi trường nông thôn phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để trình UBND tỉnh ban hành thực hiện;
- Nghiên cứu, tham mưu chính sách hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên cho các đơn vị trực tiếp quản lý công trình vệ sinh nhằm đảm bảo công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên công trình vệ sinh đã đầu tư nhằm đảm bảo hoạt động bền vững lâu dài và phát huy hiệu quả đầu tư công trình;
- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị có liên quan về công tác quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện.
2.6. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phương pháp, công nghệ mới trong thực hiện các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi; xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế.
2.7. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và phân công, phân cấp quản lý của UBND tỉnh;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện xử lý kịp thời hay đề nghị UBND tỉnh xử lý theo phân cấp đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ môi trường nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn;
- Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị liên quan trong việc thực hiện các dự án đầu tư về bảo vệ môi trường như: Cơ sở xử lý chất thải, nước thải, ... trên địa bàn tỉnh;
2.8. Ban Dân tộc tỉnh: