DỰ BÁO PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRẠM Y TẾ

Một phần của tài liệu Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (Trang 40 - 42)

III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 1 Kết quả đạt được:

3. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRẠM Y TẾ

Theo Quy hoạch phát triển Ngành Y tế tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 ban hành tại Quyết định số 2881/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh; dự báo phát triển hệ thống mạng lưới trạm y tế ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh như sau:

3.1. Các phòng khám đa khoa khu vực:

Đến năm 2015, tỉnh Bình Thuận có 9 phòng khám đa khoa khu vực thuộc khu vực nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Các phòng khám đa khoa khu vực tiếp tục được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế để đảm bảo thực hiện các dịch vụ có chất lượng từ nay đến năm 2020. Từ sau năm 2020, căn cứ vào tình hình phát triển của các trạm y tế xã, nơi nào trạm y tế xã đủ khả năng khám chữa bệnh thì có thể giảm bớt số phòng khám đa khoa khu vực và tập trung đầu tư cho trạm y tế xã.

Sau năm 2020, tùy theo tình hình cụ thể có thể chuyển các phòng khám đa khoa khu vực thành các cơ sở 2 của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện.

Chi tiết có Phụ lục số 3.5 đính kèm.

3.2. Trạm Y tế xã:

Đến năm 2015 và 2020 tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các trạm y tế đã xuống cấp đảm bảo đầy đủ trang thiết bị theo chuẩn của Bộ Y tế và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Bảng 3.2: Nhu cầu đầu tư xây dựng các trạm y tế cấp xã, thị trấn khu vực nông thôn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015 và 2020

ĐVT: Trạm

TT Địa phương Hiện trạng2013 2014Giai đoạn đầu tư xây dựng - 2015 2016 - 2020

Tổng số trạm 114 113 117

1 Huyện Tuy Phong 11 11 11

2 Huyện Bắc Bình 20 20 23

3 Huyện Hàm Thuận Bắc 18 16 16

4 Thành phố Phan Thiết 5 5 5

5 Huyện Phú Quý 3 4 5

6 Huyện Hàm Thuận Nam 13 13 13

7 Huyện Hàm Tân 10 10 10 8 Thị xã Lagi 4 4 4 9 Huyện Tánh Linh 17 17 17 10 Huyện Đức Linh 13 13 13 Nguồn: Sở Y tế tỉnh Bình Thuận Chi tiết có Phụ lục số 3.6 đính kèm.

3.3. Phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập

Nhà nước khuyến khích phát triển mạng lưới y tế ngoài công lập tăng cả về số lượng và quy mô. Từ năm 2011, khối y tế ngoài công lập trở thành lực lượng quan trọng, hỗ trợ cho hệ thống y tế công lập trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân.

Chi tiết có Phụ lục số 3.7 đính kèm.

3.4. Tác động của phát triển hệ thống mạng lưới khám chữa bệnh vàTrạm y tế đến vệ sinh môi trường nông thôn: Trạm y tế đến vệ sinh môi trường nông thôn:

Công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh của các bệnh viện, trạm y tế khu vực nông thôn cần được đầu tư, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân đến khám chữa bệnh và điều trị nội trú. Đồng thời, lượng rác thải y tế và rác thải sinh hoạt cũng tăng cao nên cần phải đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý rác thải, chất thải đạt tiêu chuẩn tránh tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn, chất thải y tế nếu không có phương án xử lý triệt để sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường cộng đồng và dân cư. Việc kiểm soát, xử lý chất thải, nước thải hiện nay của các bệnh viện, trạm y tế nông thôn chưa đảm bảo đúng quy định đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm về hô hấp, tiêu hóa,...

Một phần của tài liệu Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w