Đến năm 2015: Với mục tiêu đến năm 2015 là 85,00% trạm y tế nông thôn toàn tỉnh (trạm chính và phân trạm) có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; so với kết quả

Một phần của tài liệu Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (Trang 46 - 51)

toàn tỉnh (trạm chính và phân trạm) có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; so với kết quả

đạt được vào cuối năm 2013 là 77,19% sẽ cần tăng thêm 7,81% trạm; bình quân tăng hàng năm tăng 3,91% trạm, tương đương tăng khoảng 05 trạm có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh/năm. Dựa trên hiện trạng năm 2013 và dự báo phát triển trạm y tế đến năm 2015, nhu cầu đầu tư công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y tế đến năm 2015 như sau:

Bảng 3.9: Nhu cầu công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y tế đến khu vực nông thôn tỉnh Bình Thuận năm 2015

TT Đơn vị

Năm 2013

(theo số liệu Bộ chỉ số) Dự báo đến năm 2015

Tổng số trạm (*) Trạm có nước và nhà tiêu HVS Tổng số trạm (*) Trạm có nước và nhà tiêu HVS Tổng 114 88 113 97 1 Tuy Phong 11 11 11 11 2 Bắc Bình 20 15 20 17 3 Hàm Thuận Bắc 18 11 16 12 4 Phan Thiết (**) 5 5 5 5 5 Phú Quý 3 3 4 4 6 Hàm Thuận Nam 13 10 13 11 7 Hàm Tân 10 8 10 9 8 Lagi 4 2 4 3 9 Tánh Linh (***) 17 13 17 14 10 Đức Linh 13 10 13 11

Ghi chú: - (*): Bao gồm trạm chính và phân trạm

- (**): Phân trạm của xã Tiến Thành - Phan Thiết không hoạt động- (***): Phân trạm của xã Suối Kiết - Tánh Linh không hoạt động - (***): Phân trạm của xã Suối Kiết - Tánh Linh không hoạt động

- Đến năm 2020: Với mục tiêu đến năm 2020 là 100,00% trạm y tế nông thôn toàn tỉnh (trạm chính và phân trạm) có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, so với kết quả đạt được vào cuối năm 2015 là 85,00% sẽ cần tăng thêm 15,00%; bình quân tăng hàng năm tăng 3,00%, tương đương tăng khoảng 04 trạm có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh/năm. Dựa trên dự báo trạm y tế vào cuối năm 2015 và dự báo phát triển trạm y tế đến năm 2020, nhu cầu đầu tư công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y tế đến năm 2020 như sau:

Bảng 3.10: Nhu cầu công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y tế (gồm trạm chính và phân trạm)khu vực nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

TT Đơn vị

Năm 2015 Dự báo đến năm 2020

Tổng số trạm Trạm có nước và nhà tiêu HVS Tổng số trạm Trạm có nước và nhà tiêu HVS Tổng 113 97 117 117 1 Tuy Phong 11 11 11 11 2 Bắc Bình 20 17 23 23 3 Hàm Thuận Bắc 16 12 16 16 4 Phan Thiết 5 5 5 5 5 Phú Quý 4 4 5 5 6 Hàm Thuận Nam 13 11 13 13 7 Hàm Tân 10 9 10 10 8 Lagi 4 3 4 4 9 Tánh Linh 17 14 17 17 10 Đức Linh 13 11 13 13 48

PHẦN III

ĐỀ ÁN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH BÌNH THUẬN TỈNH BÌNH THUẬN

ĐẾN 2020

CHƯƠNG 4:

NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 20201. QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1. QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

- Phát huy nội lực của toàn xã hội để thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 và Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;

- Căn cứ đặc điểm thực tế của từng vùng, từng địa phương, nhu cầu và khả năng tiếp cận, thích ứng của người sử dụng để lựa chọn quy mô công nghệ, kinh phí đầu tư phù hợp với khả năng tài chính và công tác quản lý, khai thác, sử dụng sau đầu tư; trong đó chú trọng các công nghệ xanh, sạch và thân thiện với môi trường;

- Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế nước ta hiện nay, với nguồn lực tài chính và thời gian có hạn để đảm bảo đạt các mục tiêu về vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 cần đầu tư các công trình vệ sinh đáp ứng các nhu cầu cơ bản, bức xúc đối với cuộc sống của dân cư nông thôn như: nhà vệ sinh và xử lý chất thải chăn nuôi hộ gia đình; nhà vệ sinh trạm y tế, trường học và một số nhiệm vụ có tính cấp bách như tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do chất thải, nước thải sinh hoạt khu dân cư có khả năng gây nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống cộng đồng cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phát triển dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương;

- Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối tượng nghèo, gia đình chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn, bức xúc về vệ sinh môi trường nông thôn để đảm bảo chế độ an sinh xã hội và phát triển hài hoà giữa các vùng, miền trong cả nước đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người dân.

- Quản lý đầu tư xây dựng đi đôi với khai thác, bảo vệ và duy trì bền vững công trình vệ sinh, xử lý chất thải vùng nông thôn;

2. MỤC TIÊU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Căn cứ Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020, Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015, Quyết định số 2479/QĐ-UBND ngày 07/12/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt đề cương và kinh phí lập Đề án vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và Công văn số 2664/SKHĐT-KH ngày 16/8/2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư V/v ý kiến phúc đáp đề nghị bổ sung mục tiêu thực hiện Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020; đơn vị lập Đề án đã rà soát kết

quả thực hiện mục tiêu vệ sinh môi trường nông thôn đến cuối năm 2013 theo số liệu điều tra của Bộ chỉ số được công bố tại Quyết định số 1082/QĐ-UBND ngày

01/4/2014 của UBND tỉnh; theo đó đến cuối năm 2013 khu vực nông thôn toàn

tỉnh đã đạt kết quả như sau: 74,11% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh; 77,04%

trường mầm non, trường phổ thông (điểm trường chính) có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; 77,19% trạm y tế (trạm chính và phân trạm) có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; 48,43% hộ gia đình có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh. Do đó, để đảm bảo tính khả thi, phù hợp nguồn lực của địa phương và hỗ trợ của Trung ương, đề nghị mục tiêu cụ thể của Đề án như sau:

- Giai đoạn đến năm 2015:

+ 80,00% hộ gia đình nông thôn toàn tỉnh có nhà tiêu hợp vệ sinh;

+ 78,54% trường mầm non, trường phổ thông nông thôn toàn tỉnh (điểm

trường chính) có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh;

+ 85,00% trạm y tế nông thôn toàn tỉnh (trạm chính và phân trạm) có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh;

+ 55,70% hộ gia đình nông thôn toàn tỉnh có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (Trang 46 - 51)