Kinh phí thực hiện:

Một phần của tài liệu Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (Trang 53 - 58)

Tổng kinh phí thực hiện từ 2014-2020 là 561.791 triệu đồng, trong đó xây dựng mới là 513.914 triệu đồng, nâng cấp sửa chữa là 47.877 triệu đồng; cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Nhu cầu vốn và phân kỳ đầu tư nhà vệ sinh hộ gia đình khu vực nông thôn tỉnh Bình Thuận giai đoạn đến năm 2015 và 2020.

TT Địa phương Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu HVS (%)

Nhu cầu vốn đầu tư (triệu đồng)

Tổng số Vốn ngân sách hỗ trợ Vốn dân góp (vốn tự có hoặc vốn vay theo 62/TTg, tài trợ) 1 2 3 4 5 6 TOÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2013 74,11 15.062 1.370 13.692

TOÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2014-2015 80,00 186.501 700 185.801

TOÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020 95,00 375.290 17.145 358.145

1 Huyện Tuy Phong

1.1 Hiện trạng đến 2013 74,89 13.811 119 13.6921.2 Giai đoạn 2014- 2015 78,00 6.307 216 6.091 1.2 Giai đoạn 2014- 2015 78,00 6.307 216 6.091 1.3 Giai đoạn 2016-2020 96,00 41.116 4.196 36.920 2 Huyện Bắc Bình 2.1 Hiện trạng đến 2013 68,53 211 211 - 2.2 Giai đoạn 2014- 2015 72,00 45.533 44 45.489 2.3 Giai đoạn 2016-2020 91,00 45.856 1.866 43.990 3 Huyện Hàm Thuận Bắc 3.1 Hiện trạng đến 2013 78,89 320 320 - 3.2 Giai đoạn 2014- 2015 82,00 37.106 73 37.033 3.3 Giai đoạn 2016-2020 98,00 70.110 2.569 67.541 4 Tp. Phan Thiết 4.1 Hiện trạng đến 2013 86,48 - - - 4.2 Giai đoạn 2014- 2015 88,00 1.143 7 1.136 4.3 Giai đoạn 2016-2020 98,00 9.962 160 9.802 5 Huyện Phú Quý 5.1 Hiện trạng đến 2013 90,04 - - - 5.2 Giai đoạn 2014- 2015 92,00 3.930 3 3.927 5.3 Giai đoạn 2016-2020 98,00 3.718 39 3.680

6 Huyện Hàm Thuận Nam

6.1 Hiện trạng đến 2013 71,22 146 146 -

TT Địa phương Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu HVS (%)

Nhu cầu vốn đầu tư (triệu đồng)

Tổng số Vốn ngân sách hỗ trợ Vốn dân góp (vốn tự có hoặc vốn vay theo 62/TTg, tài trợ) 1 2 3 4 5 6 6.2 Giai đoạn 2014- 2015 79,00 20.433 63 20.369 6.3 Giai đoạn 2016-2020 96,00 49.891 1.104 48.787 7 Huyện Hàm Tân 7.1 Hiện trạng đến 2013 66,48 189 189 - 7.2 Giai đoạn 2014- 2015 74,00 26.280 98 26.182 7.3 Giai đoạn 2016-2020 90,00 29.958 2.443 27.515 8 Thị xã Lagi 8.1 Hiện trạng đến 2013 75,06 - - - 8.2 Giai đoạn 2014- 2015 81,00 8.142 34 8.107 8.3 Giai đoạn 2016-2020 97,00 20.819 348 20.471 9 Huyện Tánh Linh 9.1 Hiện trạng đến 2013 60,22 325 325 - 9.2 Giai đoạn 2014- 2015 66,00 18.267 26 18.240 9.3 Giai đoạn 2016-2020 88,00 70.814 2.604 68.211 10 Huyện Đức Linh 10.1 Hiện trạng đến 2013 84,32 60 60 - 10.2 Giai đoạn 2014- 2015 88,00 19.361 136 19.225 10.3 Giai đoạn 2016-2020 98,00 33.046 1.816 31.230

(Chi tiết xem Phụ lục 4.3)

3.1.5. Đề xuất các đối tượng ưu tiên:

Theo Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT-BKHĐT ngày 16/01/2013 của Liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư ban hành chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015, thì các đối tượng được ưu tiên và mức hỗ trợ cụ thể như sau:

+ Hộ nghèo, gia đình chính sách: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ không quá 70% giá thành nhà tiêu hợp vệ sinh mẫu;

+ Hộ cận nghèo: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ không quá 35% giá thành nhà tiêu hợp vệ sinh mẫu.

Tuy nhiên, do không có số liệu cụ thể về hộ gia đình chính sách và hộ cận nghèo đến năm 2015 và 2020 và do điều kiện nguồn kinh phí ngân sách hạn chế nên tập trung ưu tiên hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tiêu HVS cho hộ nghèo.

3.1.6. Công tác quản lý sử dụng:

- Trong quá trình sử dụng, hộ gia đình cần thường xuyên làm vệ sinh, đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh theo yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản như sau:

(Chi tiết có đính kèm Phụ lục 4.4)

3.2. Đối với việc thực hiện mục tiêu hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôigia súc hợp vệ sinh: gia súc hợp vệ sinh:

- Theo số liệu điều tra của Bộ chỉ số, tính đến năm 2013, có 48,43% hộ gia đình nông thôn toàn tỉnh có chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh, để đạt mục tiêu đến năm 2020 có 80,00% hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh, phải tăng thêm 31,57% hộ, tương đương phải đạt 2.780 hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh thì cần phải tập trung ưu tiên nâng cao tỉ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh tại các địa phương có tỉ lệ đạt thấp hơn bình quân chung toàn tỉnh vào cuối năm 2013 gồm: Tuy Phong (46,57%), Bắc Bình (34,41%), Hàm Thuận Bắc (35,25%), Hàm Thuận Nam (44,01%), Hàm Tân

(38,78%); trong đó tập trung địa bàn các xã, thị trấn có tỉ lệ chuồng trại chăn nuôi

gia súc hợp vệ sinh đạt thấp, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số bức xúc về ô nhiễm môi trường với các loại chuồng trại, quy mô công trình, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế, đất đai phù hợp hộ gia đình chăn nuôi.

3.2.1. Lựa chọn các mô hình:

- Qua thực tế khảo sát chuồng trại chăn nuôi gia súc tại các địa phương, những vùng có điều kiện kinh tế phát triển, việc chăn nuôi theo hướng tập trung với số lượng vật nuôi lớn cần ưu tiên sử dụng công trình xử lý chất thải chăn nuôi chủ yếu bằng hầm biogas hoặc áp dụng thử nghiệm đệm lót sinh học để xử lý chất thải và nước thải trong chăn nuôi gia súc, đảm bảo xử lý triệt để nguồn chất thải và nước thải, đảm bảo vệ sinh môi trường, không khí đồng thời tận dụng nguồn khí thải sau xử lý để làm chất đốt phục vụ cho sinh hoạt. Hạn chế sử dụng các loại hầm ủ phân đối với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ do khó đảm bảo vệ sinh môi trường, làm ô nhiễm không khí do vẫn còn có mùi hôi, không xử lý được triệt để nước thải chăn nuôi.

- Hầm Biogas được sử dụng để xử lý chất thải chăn nuôi, làm sạch môi trường và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm; tạo nguồn khí đốt rẻ tiền cho gia

đình, sử dụng tiện lợi, giải phóng sức lao động cho phụ nữ trong công việc nội trợ và tạo tiền đề quy hoạch lại nông thôn bắt đầu từ hộ gia đình bao gồm: nhà ở, bếp, chuồng trại chăn nuôi, làm cho chất lượng cuộc sống của nông dân ngày càng văn minh tiến bộ hơn. Chất thải từ hầm ủ có thể dùng cho chăn nuôi thuỷ sản và trồng trọt cho năng suất cao, đảm bảo được yêu cầu một nền nông nghiệp sạch. Hầm Biogas được áp dụng cho các hộ gia đình nông thôn có chăn nuôi gia súc (chủ yếu là heo) từ 5 đến 20 con trên toàn tỉnh.

Do đó, phương án lựa chọn các mô hình trong chăn nuôi gia súc hộ gia đình như sau:

Mô hình hầm Biogas: Áp dụng đối với những địa phương chủ động được nguồn nước (nước máy, nước giếng, ...) bao gồm các xã, thị trấn sau:

+ Huyện Tuy Phong: Các xã: Phong Phú, Phan Dũng, Hoà Phú, Chí Công, Phước Thể, Hoà Minh, Bình Thạnh, Phú Lạc, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân và thị trấn Liên Hương;

+ Huyện Bắc Bình: Các xã: Phan Sơn, Phan Tiến, Phan Lâm, Phan Điền, Phan Thanh, Phan Hiệp, Phan Rí Thành, Hồng Thái, Hải Ninh, Bình Tân, Phan Hoà, Hoà Thắng, Sông Luỹ, Bình An, Hồng Phong và thị trấn Chợ Lầu, Lương Sơn;

+ Huyện Hàm Thuận Bắc: Các xã: Hồng Liêm, Thuận Minh, Đông Tiến, Đông Giang, Hàm Thắng, Hàm Đức, Hồng Sơn, Hàm Hiệp, Hàm Liêm, Hàm Chính, Hàm Trí, Hàm Phú và thị trấn: Ma Lâm và Phú Long;

+ Thành phố Phan Thiết: Các xã: Thiện Nghiệp, Phong Nẫm, Tiến Lợi, Tiến Thành;

+ Huyện Phú Quý: Các xã: Ngũ Phụng, Tam Thanh, Long Hải;

+ Huyện Hàm Thuận Nam: Các xã: Mỹ Thạnh, Hàm Cần, Mương Mán, Hàm Mỹ, Hàm Kiệm, Hàm Cường, Hàm Minh, Tân Thuận, Tân Thành, Hàm Thạnh, Tân Lập, Thuận Quý, thị trấn Thuận Nam;

+ Huyện Hàm Tân: Các xã: Sông Phan, Tân Đức, Thắng Hải, Tân Xuân, Tân Hà, Sơn Mỹ, Tân Thắng và thị trấn: Tân Minh, Tân Nghĩa;

+ Thị xã Lagi: Các xã: Tân Hải, Tân Tiến, Tân Bình, Tân Phước;

+ Huyện Tánh Linh: Các xã: Măng Tố, Bắc Ruộng, La Ngâu, Đức Bình, Suối Kiết, Gia An và thị trấn Lạc Tánh;

+ Huyện Đức Linh: Các xã: Tân Hà, Đức Tín, Đức Hạnh, Vũ Hoà, Đức Chính, Trà Tân, Đông Hà, Nam Chính và thị trấn Đức Tài và Võ Xu;

Mô hình hầm ủ phân: Áp dụng với quy mô nhỏ, số lượng vật nuôi ít (< 05 con/hộ gia đình) đối với những địa phương chưa chủ động được nguồn nước để xử lý chất thải trong chăn nuôi bao gồm các xã, thị trấn sau:

+ Huyện Bắc Bình: xã Sông Bình;

+ Huyện Hàm Thuận Bắc: Các xã: Thuận Hoà, La Dạ, Đa Mi; + Huyện Hàm Tân: Xã Tân Phúc;

+ Huyện Tánh Linh: Các xã: Đức Tân, Gia Huynh, Đức Phú, Nghị Đức, Huy Khiêm, Đồng Kho, Đức Thuận;

+ Huyện Đức Linh: Các xã: Sùng Nhơn, Mê Pu, ĐaKai;

* Mô hình đệm lót sinh học: Mô hình đang trong giai đoạn thử nghiệm, chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng kết quả khả quan, không gây mùi hôi nên có thể áp dụng cho các hộ chăn nuôi trong khu dân cư và có thể nhân rộng cho các địa phương toàn tỉnh. Tất cả các chuồng trại áp dụng mô hình này cần có mái che nắng, mưa; có vách ngăn để đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông và vị trí chuồng trại phải xa nguồn nước sinh hoạt và có đầy đủ công trình xử lý chất thải chăn nuôi đúng quy cách.

3.2.2. Hình thức, phương án, địa điểm xây dựng công trình xử lý chấtthải chăn nuôi thải chăn nuôi

- Hộ gia đình có thể tự xây dựng hay thuê ngoài xây dựng công trình xử lý chất thảichăn nuôi theo các mẫu thiết kế tùy thuộc vào số lượng gia súc nuôi.

- Địa điểm xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi phải có nền đất cao ráo, tránh ngập nước trong phạm vi khu vực chăn nuôi. Nên đặt gần chuồng nuôi để tránh phải chuyển phân với khoảng cách xa, gây ô nhiễm; cách xa nguồn nước sinh hoạt của gia đình và nhà ở để đảm bảo vệ sinh và cảnh quan môi trường;

- Diện tích xây dựng các loại công trình xử lý chất thải chăn nuôi phải đáp ứng đủ theo thiết kế của từng loại công trình.

3.2.3. Yêu cầu kỹ thuật và chất lượng công trình xử lý chất thải chănnuôi: nuôi:

(Chi tiết có đính kèm Phụ lục 4.5)

3.2.4. Nhu cầu vốn và phân kỳ đầu tư thực hiện giai đoạn đến 2015 và2020 2020

Một phần của tài liệu Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w