LƯU HỒ SƠ QUẢN LÝ CON DẤU

Một phần của tài liệu BÁO CÁOTHỰC TẾ CHUYÊN MÔN 2 Cơ quan thực tế Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên (Trang 40 - 42)

- Mục đích đào tạo:

7. Hệ thống thông tin trong quản lý tại Sở LĐTB&XH Thái Nguyên

LƯU HỒ SƠ QUẢN LÝ CON DẤU

QUẢN LÝ CON DẤU

Lãnh đạo Sở xem xét và ký duyệt đối với các văn bản đạt yêu cầu. Chữ ký chính thức của người có thẩm quyền ở văn bản đi phải rõ ràng và không dùng bút chì, mực đỏ hoặc mực dễ phai để ký văn bản.

Trưởng các phòng nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra lần cuối về thể thức văn bản, chữ ký của người có thẩm quyền. Văn thư có trách nhiệm kiểm tra chữ ký của lãnh đạo Sở trong các văn bản đi. Đối với các văn bản hợp lệ văn thư đăng ký vào sổ công văn đi đến để lấy số ký hiệu và ngày tháng năm vào văn bản gốc.

Phòng nghiệp có trách nhiệm nhân bản số lượng gửi theo nơi nhận. Văn thư thực hiện đóng dấu vào văn bản và cho vào phong bì, ngoài phong bì ghi rõ cơ quan nơi nhận, địa chỉ, số ký hiệu văn bản, gửi văn bản theo nơi nhận.

Trường hợp văn bản khẩn cán bộ xử lý văn bản có thể trực tiếp gửi văn bản cho các bên liên quan tại mục nơi nhận của văn bản.

Tùy vào tính chất quan trọng của văn bản, lãnh đạo Sở yêu cầu cán bộ gửi văn bản lấy xác nhận của người nhận văn bản.

Những văn bản thông thường thì phải gửi chậm nhất trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày ký, văn bản quy phạm pháp luật sau 3 ngày kể từ ngày ký.

Văn bản gửi đi được lưu một bản gốc tại văn thư. Đối với việc quản lý con dấu:

Văn thư có trách nhiệm quản lý con dấu của Sở không để người không có trách nhiệm sử dụng một cách tùy tiện. Khi vắng mặt phải có người thay thế theo chỉ đạo của Chánh văn phòng Sở và phải có biên bản giao nhận.

Chỉ đóng dấu khi văn bản đúng thể thức, có chữ ký của người đúng thẩm quyền và đã vào sổ ký hiệu văn bản.

Một phần của tài liệu BÁO CÁOTHỰC TẾ CHUYÊN MÔN 2 Cơ quan thực tế Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên (Trang 40 - 42)