Nhóm yếu tố yếu tố không khí và phong cách quản lý của tổ chức:

Một phần của tài liệu BÁO CÁOTHỰC TẾ CHUYÊN MÔN 2 Cơ quan thực tế Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 46)

Cảm nhận của cá nhân khi ngày đầu tiên và kết thúc đợt thực tế đó chính là sự vui vẻ, thoải mái và sẵn sàng tiếp nhận mọi ý kiến đóng góp, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ cũng như giúp đỡ tận tình đối với những cá nhân, tổ chức khi đến làm việc tại Sở. Đối với cá nhân sinh viên lần đầu tiên tới cơ quan liên hệ thực tế, mặc dù không không hề có bất cứ mối quan hệ quen biết nào trước nhưng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình, sởi lởi của cán bộ làm việc tại cơ quan từ bác bảo vệ cơ quan đến các anh chị làm việc tại Văn phòng Sở, các anh chị cán bộ Phòng Việc làm – An toàn lao động và nhiều cán bộ các phòng ban khác trong quá trình tôi thực tế làm việc và tiếp xúc. Mặt khác, không khí thoải

mái và sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến thắc mắc, giải đáp và sự nhiệt tình của các cán bộ làm việc tại Sở là điều cảm nhận chung của tất cả những cá nhân, đơn vị đến làm việc tại Sở, trong đó, Phòng Việc làm – An toàn lao động là một ví dụ điển hình. Phòng Việc làm – An toàn lao động mỗi ngày tiếp rất nhiều khách đến làm việc mà chủ yếu là đại diện các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các cá nhân có thắc mắc, nhu cầu về vấn đề xuất khẩu lao động, vệ sinh an toàn lao động, tình hình sử dụng lao động và tình hình tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh. Các cá nhân đến làm việc tại Phòng Việc làm luôn được các anh chị cán bộ Phòng hỏi han, tiếp chuyện cởi mở, tận tình về những vấn đề họ đang gặp phải hoặc nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân, tổ chức của họ mà không có sự nề hà, quan cách hay phân biệt đối xử giữa các cá nhân, tổ chức đến làm việc tại Phòng. Điều này tạo nên một nét văn hóa đẹp và để lại ấn tượng tốt đối với những ai đã từng đặt chân tới Phòng Việc làm – An toàn lao động nói riêng và Sở LĐTB&XH Thái Nguyên nói chung.

Ngoài ra, một điều cá nhân cảm nhận được sau quá trình thực tế tại Phòng việc làm – An toàn lao động là phong cách làm việc, phong cách quản lý rất linh hoạt và mềm dẻo và khéo léo của Phó phòng phụ trách – Chị Đỗ Thị Huế. Trước mỗi nhiệm vụ được giao chị luôn nhiệt tình nhận trách nhiệm và lên kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các chuyên viên trong phòng cũng như liên hệ với các đơn vị, tổ chức có liên quan sắp xếp trước lịch trình và có sự lường trước với các trường hợp trực trặc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện công việc và có phương án dự phòng. Công việc thực tế của một người quản lý (cấp trung – Trưởng, phó phòng Sở) không chỉ cần có kiến thức, trình độ chuyên môn mà còn cần người quản lý phải có tầm nhìn, biết lường trước công việc và sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, sự linh hoạt khéo léo trong quá trình thực hiện công việc. Những điều này tôi đã nhận thức được trong khi thực tế tại Phòng và hiểu biết về công việc của một Phó phòng phụ trách phòng Việc làm – Tan toàn lao động.

Một phần của tài liệu BÁO CÁOTHỰC TẾ CHUYÊN MÔN 2 Cơ quan thực tế Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w