Đánh giá công tác đào tạo – phát triển nhân lực Sở LĐTB&XH Thái Nguyên

Một phần của tài liệu BÁO CÁOTHỰC TẾ CHUYÊN MÔN 2 Cơ quan thực tế Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 35)

- Mục đích đào tạo:

6.3. Đánh giá công tác đào tạo – phát triển nhân lực Sở LĐTB&XH Thái Nguyên

Qua tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo – phát triển nhân lực Sở LĐTB&XH Thái Nguyên cho thấy nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng tồn tại một số hạn chế, cụ thể như sau:

Ưu điểm:

- Sở LĐTB&XH Thái Nguyên có chính sách đào tạo và phát triển nhân lực riêng, phù hợp với hiện trạng và nhu cầu nhân lực Sở trong thời gian tới phù hợp với chỉ tiêu biên chế được giao.

- Lãnh đạo Sở LĐTB&XH Thái Nguyên đã chú trọng quan tâm đến công tác đào tạo – phát triển nhân lực của Sở. Đồng thời, thực hiện tốt việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ viên chức thuộc Sở theo các chương trình do Bộ LĐTB&XH tổ chức. Cán bộ sau khi tham dự các lớp bồi dưỡng về đã thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ và công việc của mình, có sự tin tin tưởng và gắn bó hơn với cơ quan.

- Nội dung và hình thức đào tạo nhân lực phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn cũng như nhu cầu, nguyện vọng của những đối tượng khác nhau.

- Hình thức đào tạo phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của tổ chức.

- Sở LĐTB&XH Thái Nguyên luôn khuyến khích nhân lực tự học hỏi, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm trong công việc và tự hoàn thiện mình.

Hạn chế:

Mặc dù chính sách đào tạo – phát triển nhân lực Sở luôn khuyến khích cán bộ viên chức nâng cao trình độ tự hoàn thiện mình nhưng do hạn chế về chỉ tiêu số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng cũng như chỉ tiêu biên chế hạn hẹp nên chưa đáp ứng được nguyện vọng của các cán bộ nhân viên có mong muốn gắn bó lâu dài hơn với tổ chức.

Một phần của tài liệu BÁO CÁOTHỰC TẾ CHUYÊN MÔN 2 Cơ quan thực tế Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 35)