sản xuất sản phẩm chăm sóc da nói riêng
Tại hội thảo “Người Việt dùng mỹ phẩm an toàn” tổ chức tại TP.HCM cuối năm 2009, các chuyên gia trong ngành mỹ phẩm cho rằng hàng Việt Nam thua thiệt so với hàng ngoại nhập do ngành công nghiệp mỹ phẩm bản xứ chưa có chính sách đầu tư, khai thác và quản lý hiệu quả [3]. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều diện tích đất đai để trồng cây nguyên liệu như bạc hà, tràm, sả, hồi... để cung ứng nguồn nguyên liệu tinh dầu và hương liệu phục vụ ngành công nghiệp mỹ phẩm. Thế nhưng hàng năm các doanh nghiệp mỹ phẩm nội địa phải chi tiêu hàng trăm triệu Đô la Mỹ để nhập khẩu khối lượng lớn tinh dầu, hương liệu của hai mươi nước trên thế giới về sản xuất [3]. Vì vậy, hàng nội địa đã kém cạnh tranh mà các nhà sản xuất đồng thời còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Ngoài ra, các công ty mỹ phẩm trong nước chưa thật sự quan tâm đến việc nâng cấp hệ thống sản xuất, thiếu vốn và thiếu chuyên môn. Mặt khác, còn chưa chú trọng nâng cao chất lượng và công dụng của từng loại sản phẩm cũng như đa dạng hóa các loại sản phẩm của mình.
Một thách thức nữa khiến mỹ phẩm Việt Nam nói chung và ngành chăm sóc da nói riêng bị hàng nhập khẩu áp đảo là do khâu sản xuất, thiết kế bao bì và tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng còn yếu kém. Nhiều nhà sản xuất mỹ phẩm nội địa thừa nhận khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là sự eo hẹp về nguồn vốn, dẫn đến hạn
ngoài phát huy tốt sức cạnh tranh dựa trên nguồn vốn dồi dào, công nghệ tiên tiến, đồng thời quản lý tốt khâu sản xuất và chiến lược tiếp cận thị trường hợp lý.
Một khó khăn khác nữa mà các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam phải đối mặt là những thương hiệu mỹ phẩm ngoại nhập thường có thương hiệu rất mạnh trên thị trường và thực sự có tầm ảnh hưởng đến hầu hết phụ nữ Việt Nam. Thực tế trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước đã có cố gắng xây dựng thương hiệu, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm có chất lượng, được công nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, chú trọng đầu tư cải tiến công nghệ, áp dụng tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn thực hành tốt sản phẩm mỹ phẩm [25]. Trong đó nổi bật như các thương hiệu Thorakao, Essy, Lana. Dù vậy, những thương hiệu này so với các thương hiệu ngoại nhập vẫn còn rất mờ nhạt trong lòng người tiêu dùng. Hơn nữa, khi thương hiệu nội địa vẫn chưa đủ sức đứng vững trên thị trường thì đã phải đối mặt với nạn hàng nhái, hàng giả, hàng kèm chất lượng được sản xuất ngay trong nước hoặc từ nước ngoài.
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước đã có cơ hội tiếp cận thị trường thế giới và xuất khẩu những mặt hàng mỹ phẩm của mình. Vì thế, sự chú tâm đối với thị trường nội địa cũng suy giảm và các thương hiệu mỹ phẩm ngoại nhập đã tranh thủ cơ hội để thống lĩnh thị trường mỹ phẩm Việt Nam. Đến nay, họ đã chiếm hơn 90% thị phần ở thị trường mỹ phẩm Việt Nam [3]. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tiếp theo đó là sự suy giảm kinh tế toàn cầu, việc quay về chiếm lĩnh thị trường nội địa là giải pháp được nhiều nền kinh tế trên thế giới chọn lựa hiện nay. Song, sự trở lại của các doanh nghiệp Việt Nam sau nhiều năm quay lưng và lãng quên thị trường nội địa đã không đơn giản. Thị trường sân nhà từ trước tới nay đã có những đối thủ rất mạnh. Hơn nữa, thị trường nội địa, vốn bị các doanh nghiệp trong nước bỏ trống một thời gian dài, lại đang bị hàng hóa từ các nước trong khu vực ASEAN tràn sang tấp nập với việc bãi bỏ thuế nhập khẩu vào đầu năm 2009. Thêm vào đó, một số lượng lớn hàng Trung Quốc cũng đang tấn công thị trường Việt Nam với mức giá rất thấp. Từ hàng Trung Quốc đến hàng Thái Lan và những manh nha của hàng Mexico đang thật sự uy hiếp