III. Bài học kinh nghiệm về xây dựng các yếu tố kích thích của marketing cho các thƣơng hiệu sản phẩm chăm sóc da của Việt Nam
1.3.1 Xây dựng thƣơng hiệu dựa trên nền tảng uy tín về chất lƣợng sản phẩm
được sản xuất tại các cơ sở không đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt mỹ phẩm ASEAN [25].
Cả nước có hơn 500 doanh nghiệp mỹ phẩm, riêng thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 200 doanh nghiệp, nhưng tính đến nay, số doanh nghiệp đăng ký GMP chỉ có 10%. Theo hướng dẫn của GMP, Bộ Y tế sẽ không cho các doanh nghiệp mỹ phẩm hoạt động nếu không đăng ký hồ sơ theo yêu cầu bắt buộc [25]. Theo đó, nhà xưởng phải đáp ứng yêu cầu quy hoạch, thiết kế, xây dựng và bảo trì phù hợp; nơi tiếp nhận, bảo quản nguyên liệu, nhà vệ sinh, phòng thay đồ nhân viên phải tách biệt, phải có hệ thống chiếu sáng, thông gió; nhân viên phải qua kiểm tra sức khỏe, qua đào tạo chuyên môn, tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sản xuất phải đạt yêu cầu, nguyên phụ liệu đầu vào phải đảm bảo thông qua hồ sơ quản lý thường xuyên, có hồ sơ thông tin sản phẩm (sản xuất theo quy trình nào, nguồn, ghi nhãn mác). Với tỷ lệ đăng ký GMP quá thấp như vậy cho thấy chất lượng mỹ phẩm Việt Nam nói chung và ngành chăm sóc da nói riêng chưa đáng tin cậy. Trừ một số công ty có uy tín từ lâu như Mỹ phẩm Sài Gòn, Lana, Lan Hảo có khả năng đáp ứng những yêu cầu trên, đa phần còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ theo mô hình sản xuất gia đình, chủ yếu tận dụng mặt bằng nhà ở làm nhà xưởng, nên không thể đạt tiêu chuẩn [25].
Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chăm sóc da vừa và nhỏ của Việt Nam phải đầu tư trước tiên vào quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo niềm tin với người tiêu dùng Việt. Tiêu chuẩn GMP là một thử thách cho các doanh nghiệp nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp tạo nền tản uy tín chất lượng với người tiêu dùng Việt về sản phẩm của công ty mình cũng như sản phẩm chăm sóc da nguồn gốc Việt Nam nói chung.
1.3 Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu
1.3.1 Xây dựng thƣơng hiệu dựa trên nền tảng uy tín về chất lƣợng sản phẩm phẩm
nhắc đến tên một thương hiệu nào đó, người tiêu dùng có thể hình dung ngay hình ảnh mà khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó người ta sẽ có được. Trong khi đó, những doanh nghiệp Việt Nam đã không chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình ngay từ đầu mặc dù doanh nghiệp cũng có bề dày kinh nghiệm sản xuất sản phẩm chăm sóc da tại thị trường Việt Nam. Thương hiệu Thorakao là một ví dụ, mặc dù khá uy tín về chất lượng nhưng Thorakao chưa có bề dày thương hiệu. Mãi những năm gần đây, khi mà thị trường nội địa dẫn bị độc chiếm bởi những thương hiệu ngoại, các công ty mới bắt đầu tìm kiếm và nỗ lực xây dựng hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm của mình. Cụ thể, một số công ty đã nỗ lực tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước, xây dựng nhà xưởng theo chuẩn GMP (tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất) để có tạo uy tín về chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng. Tuy vậy, do thu thiệt về nguồn vốn, việc đầu tư của các doanh nghiệp nội cũng chỉ giúp cho thương hiệu sản phẩm được biết rộng rãi hơn những vẫn không thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Học hỏi từ những thương hiệu thành công, các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn để xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm. Phụ nữ Việt Nam với việc đặt chất lượng làm tiêu chí đầu tiên để lựa chọn sản phẩm chăm sóc da thì các doanh nghiệp nội địa cần học hỏi những thương hiệu nước ngoài về việc tạo nền tảng chất lượng cho thương hiệu của mình.