III. Phân tích hành vi tiêu dùng sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập của phụ nữ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh theo các yếu tố Marketing
1. Nhu cầu của thị trƣờng nội địa
Thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ duy trì vị trí của một thị trường mỹ phẩm sôi động trong những năm tới. Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để khai thác như dân số trẻ (64,1% dân số có độ tuổi trên 19 và gần 60% dân số dưới 30 tuổi) [22]. Ngoài ra, đời sống của người dân Việt Nam ở các vùng nông thôn cũng đang phát triển không ngừng và chuẩn bị góp mặt vào thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, lực lượng tiêu thụ mỹ phẩm chủ yếu vẫn là dân cư tại các vùng thành thị với nhu cầu về mỹ phẩm ngày càng phức tạp hơn và có xu hướng ngày càng gần với xu hướng làm đẹp trên thế giới [24].
Phụ nữ Việt Nam thời hiện đại ngày càng thể hiện rõ vai trò và vị trí của mình trong xã hội. Số lượng phụ nữ làm việc ở công sở không ngừng tăng lên và phụ nữ ngày càng thành đạt hơn ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Họ thường quan tâm nhiều hơn đến vẻ bề ngoài của mình. Đây là một đặc điểm tiềm năng khác của người tiêu dùng Việt [24].
Thu nhập của người dân Việt Nam tăng lên theo từng năm, phụ nữ Việt Nam cũng vậy. Họ tham gia nhiều lĩnh vực và hoạt động trong xã hội và là những đối tượng người tiêu dùng độc lập về tài chính. Thu nhập cao hơn thì chi tiêu của họ cho việc chăm sóc sắc đẹp sẽ nhiều hơn. Đây trở thành những đối tượng tiềm năng tạo nên sự phát triển của thị trường mỹ phẩm Việt.
Phụ nữ Việt Nam ngày càng hiểu biết hơn về việc làm đẹp cho bản thân mình, từ phương pháp cho đến các loại sản phẩm và cách sử dụng. Cùng với nhiều mối quan tâm từ môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội mà sự lựa chọn của họ đối với sản phẩm chăm sóc da cho mình trở nên phức tạp hơn. Theo đó, nhu cầu của phụ nữ
phụ nữ Việt tạo nên một môi trường tiềm năng để ngành mỹ phẩm Việt Nam phát triển và lớn mạnh.