Gia đình là môi trƣờng giáo dục đầu tiên, yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhân cách của học sinh.Hầu hết các em học sinh trong huyện Đông Anh đều xuất thân từ gia đình nông thôn, bố mẹ làm nông nghiệp, nên đời sống về cơ bản gia đình một số em còn gặp nhiều khó khăn.Nhƣng bên cạnh đó một số gia đình khá giả, điều kiện kinh tế cho phép (những học sinh ở thị xã, thị trấn…) bị ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng, những đứa trẻ đƣợc bố mẹ, gia đình chiều chuộng con một cách thái quá, không mắng con, sẵn sang bao che cho những khuyết điểm của con, họ trang bị, sắm sửa cho con những phƣơng tiện, đồ dùng sinh hoạt đắt tiền…để rồi vô hình biến những đứa trẻ đó là nạn nhân của lối sông thực dụng, ích kỉ, ỷ lại, lƣời biếng, không có chí tiến thủ chỉ biết hƣởng thụ mà không biết lao động, sao nhãng học tập, từ đó lao vào các tệ nạn xã hội.
Ngoài những yếu tố tác động từ gia đình thì giáo dục đƣợc xem là yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của các em học sinh.Về phía trƣờng học, việc giáo dục đạo đức từ bậc phổ thông đến đại học có nhiều bất ổn.Nhiều giáo viên lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học sinh.Chƣơng trình giáo dục đạo đức; giáo dục Công dân thì quá ôm đồm nặng nề, xem nhẹ giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng ứng xử hàng ngày cho học sinh. Nhiều năm qua, chúng ta giáo dục đạo đức theo kiểu quan liêu, giáo điều. Nội dung giáo dục
nào cũng có, nhƣng lại chƣa quan tâm đầy đủ đến phƣơng thức giáo dục, hình thức giáo dục phù hợp.Nhiều nhà giáo dục cũng chỉ rõ hiện nay hình ảnh ngƣời thầy ít nhiều bị lu mờ trong nền kinh tế thị trƣờng đầy biến động hết sức phức tạp. Việc tuyển chọn sinh viên vào các trƣờng sƣ phạm, việc tuyển dụng giáo viên đang nặng về trình độ học lực, xem nhẹ lòng yêu nghề, chƣa chú trọng rèn luyện kỹ năng sƣ phạm và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Tấm gƣơng sáng về tinh thần vƣợt khó tự học tự rèn, hết lòng vì học sinh thân yêu, lối sống gƣơng mẫu, ý thức kỷ luật, năng lực chuyên môn... của ngƣời thầy đã – đang và mãi mãi có sức hút lớn nhất, mạnh mẽ nhất, cao quý nhất đối với tất cả học sinh ở những trƣờng THPT.
Môi trƣờng sống của mỗi ngƣời cũng có ảnh hƣởng vô cùng to lớn đến sự phát triển nhân cách của học sinh.Việc giáo dục pháp luật cho học sinh bị buông lỏng, vô tình tạo nên tình trạng tội phạm gia tăng. Chúng ta chú trọng chống tội phạm, nhƣng công tác phòng ngừa còn yếu, nhất là việc phổ biến tuyên truyền về pháp luật, về việc nhân cách điển hình tốt để lấn át cái xấu... Để giúp học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên tránh xa các cạm bẫy khôn lƣờng ngoài xã hội, điều hết sức cấp bách là Nhà trƣờng – Gia đình – Xã hội phải không ngừng phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động. Phải quản lý tốt các tụ điểm vui chơi giải trí, lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội, triệt để truy quét tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự, v.v...Có ý kiến cho rằng đó là hệ quả của việc phối hợp không đồng đều giữa gia đình - nhà trƣờng - xã hội.Có ý kiến phàn nàn về chƣơng trình dạy đạo đức trong nhà trƣờng. Với ý kiến riêng của mình, Thạc sĩ phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh cho rằng:
Giáo dục đạo đức chỉ khả thi ngay trong cuộc sống và phải bằng hành động.
Bên cạnh đó đa số học sinh ở huyện Đông Anh gia đình bố mẹ đều làm nông nghiệp nên cũng ảnh hƣởng đến nhận thức của học sinh ở nông thôn vẫn còn hạn chế. Do đặc thù học sinh ở huyện Đông Anh là ngoại thành của thành
phố Hà Nội nên ít nhiều cũng chịu tác động của những hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội, các tệ nạn xã hội trong nền kinh tế thị trƣờng của một đô thị.