Ngày nay trong nhà trƣờng THPT giáo dục đạo đức cho học sinh là giúp các em phát triển nhân cách toàn diện hơn về mặt đạo đức và trí tuệ, xây dựng cho các em có những phẩm chất đạo đức XHCN. Các giá trị, nội dung giáo dục đạo đức cơ bản cần giáo dục cho học sinh THPT ở nƣớc ta nói chung và các trƣờng THPT huyện Đông Ạnh nói riêng, đáp ứng mục tiêu giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ phục vụ đất nƣớc giáo dục lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giáo dục lòng yêu nƣớc XHCN, lòng nhân ái và tinh thần tập thể XHCN.Giáo dục đạo đức mới cho học sinh THPT đó là đạo đức mới trong gia đình, đạo đức mới trong học tập, đạo đức mới trong giao tiếp. Ý thức cộng đồng, tinh thần khoa dung, chống chủ nghĩa cá nhân. Biểu hiện cụ thể, sinh động là bằng nhiều hình thức giáo dục cho học sinh ý thức tập thể, phong trào “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, phụng dƣỡng những ngƣời có công với cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, bảo vệ của công, giữ vững kỷ cƣơng, nội quy, quy chế ở trƣờng trong học tập và trong thi cử, tuân thủ kỉ luật học đƣờng, ý thức chấp hành pháp luật của nhà nƣớc.
Về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT gồm một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, Giáo dục đạo đức gia đình đƣợc thể hiện trong nội
dung nhiều môn học. Nhƣng nội dung giáo dục chủ yếu đƣợc đề cập trong các bộ môn KHXH và đặc biệt là bộ môn GDCD.
Bản chất mỗi con ngƣời sinh ra là thánh thiện, là tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà
nên”. Mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua một khoảng thời gian không ít để đến trƣờng học tập. Ngay từ bé, chúng ta đƣợc đến trƣờng mầm non để học cách giao tiếp, “học ăn, học nói, học gói, học mở”… Đến khi vào học Tiểu học, các em học sinh bắt đầu đƣợc thầy cô dạy chữ, dạy cách làm ngƣời.Rồi đến bậc THCS thì nhân cách các em cũng dần dần đƣợc hoàn thiện. Bậc THPT, học sinh cần phải hoàn thiện và phát triển nhân cách hoàn chỉnh hơn nữa.
Thực tế cho thấy, hiện nay, học sinh ở các cấp học đều có những biểu hiện suy thoái về đạo đức. Nguyên nhân cơ bản là do có một số giáo viên chỉ chú trọng dạy chữ mà chƣa quan tâm đến việc dạy học sinh cách làm ngƣời. Một phần do thời lƣợng chƣơng trình không cho phép giáo viên bộ môn dừng lại để uốn nắn học sinh nhƣng giáo viên vẫn có đủ thời gian để dạy cho các em điều hay lẽ phải. Một phần do nhận thức sai lệch của giáo viên khi cho rằng, giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, Giáo dục công dân mà quên rằng đây là trách nhiệm chung của tất cả các giáo viên đứng lớp. Thông qua các tiết dạy, giáo viên vừa trang bị kiến thức, vừa trang bị kỹ năng sống và vừa giáo dục đạo đức trong học sinh.Bên cạnh sự giáo dục của gia đình, nhà trƣờng, để học sinh ngày càng hoàn thiện về đạo đức và nhân cách thì không thể thiếu sự quan tâm giáo dục của xã hội.
Thứ hai, giáo dục tình bạn, tình yêu cho học sinh.Tình bạn là sự giao lƣu
tình cảm giữa những ngƣời bạn, là sự quan tâm lẫn nhau, giúp đỡ nhau giữa những ngƣời có cùng hứng thú, tính cách, sở thích, thói quen…Nó đƣợc xem là một loại tình cảm không phân biệt nam nữ, không chê bai tuổi tác. Mối quan hệ bạn bè có thể hình thành trên vài ba ngƣời nhƣng cũng có thể nhiều ngƣời, không tạo nên sự đau khổ về mặt tâm lý.
Trong chƣơng trình sách giáo khoa GDCD lớp 10 của Nhà xuất bản giáo dục bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình đã đƣa ra định nghĩa
tình yêu là gì? “Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con ngƣời. Tình yêu là sự rung cảm sâu sắc giữa hai ngƣời khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt…làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sang hiến dâng cho nhau [2,tr.77]. Hay nhƣ trong chƣơng trình SGK môn Ngữ Văn cũng có bài đề cập đến vấn đề tình yêu nhƣng đƣợc thể hiện thông qua những câu ca dao tục ngữ.
Nhƣ vậy, giữa tình bạn và tình yêu thƣờng có giới hạn, ở lứa tuổi học sinh THPT thì việc phân biệt giữa tình bạn và tình yêu là không rõ ràng, hầu nhƣ các em chƣa xác định đƣợc tầm quan trọng của tình bạn và tác hại của việc yêu sớm có nhiều cái bất lợi. Bởi các em chƣa hiểu đƣợc tình yêu của mình có mục đích gì, không dự đoán đƣợc hết hậu quả của việc yêu sớm.Chính từ đó dẫn đến việc làm sao nhãng việc học tập, nới lỏng ý chí phấn đấu.Thậm chí trong những lúc kích động về tính dục có thể làm những việc gây ra những tổn thƣơng về mặt thể xác cũng nhƣ tâm hồn của các em.Từ đó đặt ra vai trò giáo dục của nhà trƣờng trong công tác giáo dục đạo đức đặc biệt là giáo dục giới tính.
Nhƣ bất cứ bộ phận nào của giáo dục đạo đức thì việc giáo dục giới tính luôn luôn là vấn đề quan trọng của nhà trƣờng và gia đình cũng nhƣ toàn xã hội. Để thành công việc giáo dục giới tính cho các em một cách trong sáng và lành mạnh, có hiệu quả, đòi hỏi ngƣời giáo dục phải tinh tế và tâm lý trong cách tiếp cận vấn đề sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh. Cung cấp cho các em những thông tin cần thiết về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên.
Thứ ba, Nội dung giáo dục đạo đức đƣợc đề cập đến trong những giờ
giáo dục kĩ năng sống cơ bản và cần thiết cho học sinh THPT. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua những giờ giáo dục ngoại khóa, thảo luận vấn đề, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đoàn để giáo dục những kĩ năng vô
cùng quan trọng và cần thiết nhƣ: Giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng mềm cho học sinh, văn hóa ứng xử trong giao tiếp cho học sinh, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, giáo dục giới tính, giáo dục định hƣớng nghề nghiệp… Để từ đó giúp cho các em làm chủ đƣợc cuộc sống của mình, nhận biết để tự giác chấp hành và tham gia, không vi phạm các giá trị chuẩn mực hay có những hành vi sai lệch. Học sinh có những kiến thức cơ bản về kĩ năng, kinh ngiệm sống có tinh thần trách nhiệm trƣớc quyết định của bản thân.Giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng mềm cho học sinh là việc tổ chức ra những lớp học rèn luyện, cung cấp những kinh nghiệm từ thực tiễn giúp cho các em học sinh có thể học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm để làm hành trang bƣớc vào cuộc sống. Văn hóa ứng xử trong giao tiếp cho học sinh là giáo dục những quy tắc ứng xử văn hóa trong học đƣờng, văn hóa chào nhƣ: giữa thầy và trò, giữa trò với trò, tự giác thực hiện nội quy của học sinh, đấu tranh bảo vệ cái đúng, lên án phê phán những việc làm, suy nghĩ trái với đạo lý.
* Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Để tổ chức có hiệu quả quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trƣờng phổ thông thì phƣơng pháp giảng dạy vô cùng quan trọng nhằm hình thành nhân cách cho học sinh. Trong giai đoạn hiện nay giáo dục đạo
đức đƣợc quy định là lồng ghép vào các môn học, đặc biệt nhƣ giáo dục công dân, văn học, lịch sử.
Một là, phương pháp giáo dục đạo đức dưới cờ
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh phải thống nhất giữa thực tiễn với cách thức giao lƣu giữa giáo viên và từng cá nhân học sinh nhằm từng bƣớc tạo tình huống tự giáo dục, tự tìm hiếu và nắm vững kiến thức đạo đức của từng đối tƣợng học sinh, từng bƣớc giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò chính trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Kết hợp chặt chẽ với việc triển khai thực hiện các cuộc vận
động và phong trào thi đua, đó là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung; Phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”.
Hai là, phương pháp lồng ghép giáo dục đạo đức qua các môn học
Thông qua tất cả các môn học đặc biệt ở các môn: GDCD, Văn học, Lịch sử, Địa lý…muốn giáo dục đạo đức học sinh tốt trƣớc hết mỗi thầy cô phải có đạo đức tốt, là tấm gƣơng tốt cho học sinh học tập, noi theo. Giáo dục cho học sinh khả năng tự học, giáo viên chủ động nắm bắt từng đối tƣợng học sinh, cải tiến hay thay thế những phƣơng pháp giáo dục truyền thống mà không còn phù hợp, hƣớng đến sự tự chiếm lĩnh tri thức, tự nghiên cứu học tập của học sinh, nhƣ vậy đã hình thành cho học sinh nhân cách tự chủ về trí tuệ và đạo đức. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua tác phong, hành vi của ngƣời làm giáo dục.
Ba là, giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt của GVchủ nhiệm lớp
Trong mọi tiết sinh hoạt, GV chủ nhiệm lớp phải quan tâm chấn chỉnh mọi hoạt động của học sinh trong lớp. Trong học tập, khen thửng những học sinh tiến bộ, chú ý quan tâm chấn chỉnh những học sinh có dấu hiệu sa sút trong học tập. Nề nếp, chú ý đến những học sinh đi học muộn, nghỉ học, vi phạm quy định nề nếp của nhà trƣờng…tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp tích cực và hiệu quả. Quan tâm đến những học ính có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Kết hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua, sinh hoạt tập thể, tạo sân chơi vui tƣơi, lành mạnh, bổ ích cho đoàn viên, thanh niên.
Bốn là, giáo dục đạo đức học sinh thông qua kiểm tra, đánh giá văn hóa
Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”, chú trọng từ khâu ra đề kiểm tra, cách thức kiểm tra đánh giá, đặc biệt nhất là không để xảy ra hiện tƣợng
học sinh quay cóp trong kiểm tra và thi cử, không có học sinh sử dụng tài liệu sai quy định để làm bài.
Tạo điều kiện cho học sinh tự nói với nhau thông qua tấm gƣơng khắc phục khó khăn, chịu khó học tập của các học sinh thế hệ đi trƣớc.Tấm gƣơng học tập thành đạt của các nhà khoa học.Tấm gƣơng đạo đức, sự nỗ lực học tập, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tóm lại, Giáo dục đạo đức đang là vấn đề đƣợc sự quan tâm của nhiều cấp, ngành, những vấn đề chung về đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh làm cơ sở tiền đề để chúng ta đi sâu vào tìm hiểu về thực trạng giáo dục đạo đức trên cả nƣớc cũng nhƣ đƣợc ứng dục vào từng địa phƣơng cụ thể. Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT đƣợc thực hiện dƣới nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là những yếu tố mang tính đặc thù của từng địa phƣơng cụ thể.
Chƣơng 2