Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua những giá trị truyền thống và cuộc vận động “Học tập và làm việc theo tấm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện đông anh, TP hà nội (Trang 53 - 54)

7 Vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô 30 12.3 4 15.8 50 1.0 8 Phá hoại của công, vi phạm an

3.1.3. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua những giá trị truyền thống và cuộc vận động “Học tập và làm việc theo tấm

những giá trị truyền thống và cuộc vận động “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng THPT là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch quản lý trƣờng học. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cần: đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục trong trƣờng học với các gía trị truyền thống của dân tộc; cần phối hợp chặt chẽ với kế hoạch dạy học trên lớp; cần lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với hình thức hoạt động thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả giáo dục cao nhất.

Các giá trị đạo đức truyền thống thể hiện bằng những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con ngƣời, chúng tạo ra giới hạn hành vi của con ngƣời đƣợc phép thực hiện hay không đƣợc phép thực hiện qua đó tránh những hành vi vi phạm đạo đức. Những hành vi nằm trong giới hạn đƣợc con ngƣời chấp nhận đƣợc gọi là hành vi có đạo đức còn ngƣợc lại đƣợc coi là hành vi không có đạo đức. Sự điều chỉnh hành vi của các giá trị truyền thống cho phép con ngƣời thực hiện đúng chuẩn mực. Ở đây, có thể thấy các giá trị đạo đức truyền thống trong một chừng mực nhất định có tính hai mặt.Chúng vừa có tác động tích cực vừa có những tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức học sinh THPT.Điều này phụ thuộc vào nhu cầu và lợi ích của xã hội có cần đến các giá trị đạo đức truyền thống đó nữa hay không.Nếu các giá trị đạo đức truyền thống vẫn còn có tác dụng nhất định trong xã hội hiện tồn, thì các giá trị đạo đức truyền thống này đƣợc coi là mang tính tích cực.Ngƣợc lại, nếu chúng không còn có tác dụng đối với xã hội hiện tồn, chúng sẽ bị coi là tiêu cực.

Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua những giá trị đạo đức truyền thống đƣợc tiến hành lồng ghép trong bài học của các em

học sinh và những giờ hoạt động ngoại khóa.Giúp cho các em học sinh thêm yêu quê hƣơng đất nƣớc, có ý thức trách nhiệm trong công việc, đoàn kết, biết giúp đỡ ngƣời khác… trong nhà trƣờng thì có thái độ tôn trọng thầy cô giáo và cán bộ nhân viên. Ngòai ra các trƣờng THPT trên địa bàn huyện cùng với địa phƣơng thƣờng xuyên phát động các phong trào nhƣ: “Học tập và làm việc theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” hay nhƣ “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gƣơng sáng cho học sinh noi theo”.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện đông anh, TP hà nội (Trang 53 - 54)