Đẩy mạnh các hình thức hoạt động thực tiễn và hoạt động ngoại khóa về giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện đông anh, TP hà nội (Trang 61 - 66)

7 Vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô 30 12.3 4 15.8 50 1.0 8 Phá hoại của công, vi phạm an

3.2.3. Đẩy mạnh các hình thức hoạt động thực tiễn và hoạt động ngoại khóa về giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Hoạt động thực tiễn và hoạt động hoạt động ngoại khóa là hoạt động giáo dục cơ bản cung cấp kiến thức cho học sinh, giáo dục kĩ năng mềm, văn hóa ứng xử và giao tiếp, xử lý tình huống…Góp phần vô cùng to lớn trong việc đào tạo và phát triển nhân cách cho học sinh đặc biệt là lứa tuổi THPT. Hoạt động thực tiễn và hoạt động ngoại khóa là bao gồm tất cả các hoạt động nối tiếp các hoạt động giáo dục trong giờ học, đƣợc thực hiện tại các câu lạc bộ, cung văn hóa…Các hoạt động giáo dục đạo đức ngoại khóa thực hiện nhiệm vụ giáo dục đa dạng và đƣa học sinh vào thực tế cuộc sống, nhằm giúp cho các em lĩnh hội tri thức khoa học từ thực tế cuộc sống, các chuẩn mực đạo đức và hình thành các hành vi đạo đức một cách tự giác, tự quản cao, không nên áp đặt hay rập khuôn máy móc vì thế nhà trƣờng cần phải chú ý đến nguyện vọng, sở trƣờng, hứng thú lao động của các em học sinh đạo đức để từ đó đề ra kế hoạch hoạt động sinh động, phục vụ nhu cầu nội dung của công tác giáo dục đạo đức.

Ngoài ra hoạt động thực tiễn và hoạt động ngoại khóa còn đƣa đến cho các em học sinh các loại hình hoạt động nhẹ nhàng, hấp dẫn nhƣ: vui chơi kết hợp với học tập, các hoạt động giao lƣu văn hóa văn nghệ, lao động công ích, hoạt động chính trị- xã hội, hoạt động thể dục- thể thao, tham quan học tập…Nhìn chung các hoạt động đã góp phần vào quá trình hoàn thiện nhân cách, giúp cho các em đạt đƣợc sự thoải mái sau giờ học văn hóa, đƣợc học tập thực tế thông qua các hoạt động thăm quan du lịch, hình thành nhu cầu hứng thú thói quen tốt trong các hoạt động và cách ứng xử có văn hóa hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc. Củng cố mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm, bồi dƣỡng năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn. Tham gia các hoạt động ngoại khóa còn giúp cho các em củng cố các môn văn hoá, khoa học,

trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách tài năng và thiên hƣớng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con ngƣời với đời sống xã hội, với thiên nhiên và môi trƣờng, tạo điều kiện cho học sinh hoà nhập vào đời sống xã hội, phát huy tác dụng của nhà trƣờng đối với đời sống, phát huy tính tập thể của học sinh, tạo điều kiện cho công tác xã hội hoá giáo dục.

Vì vậy việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh cần phải phối kết hợp các yếu tố, giúp đỡ, cố vấn để Đoàn đổi mới nội dung, hình thức hoạt động và cách đánh giá thi đua khen thƣởng.

Hàng năm, các trƣờng THPT trên địa bàn huyện cần đƣa ra những kế hoạch chỉ đạo phối kết hợp giữa Đoàn thanh niên, Công đoàn, cán bộ Đoàn ở địa phƣơng..., để tổ chức những tháng tình nguyện. Việc tổ chức những buổi hoạt động ngoại khóa cần có sự phối kết hợp các yếu tố, giúp đỡ, cố vấn để Đoàn đổi mới nội dung, hình thức hoạt động và cách đánh giá thi đua khen thƣởng.

Xây dựng, bổ sung thƣờng xuyên những truyền thống, những thành tích nhà trƣờng đạt đƣợc sau mỗi năm học vào phòng truyền thống của nhà trƣờng nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ học sinh noi theo. Có kế hoạch thực hiện chƣơng trình thắp sáng tài năng tƣơng lai, cho học sinh đƣợc gặp gỡ với những ngƣời thành đạt, từ đó trao đổi, có thêm ƣớc mơ hoài bão để phấn đấu, tu dƣỡng, rèn luyện nhằm đạt đƣợc ƣớc mơ của mình.

Tóm lại, công cuộc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một nhu cầu tất yếu trong nền giáo dục ở nƣớc ta hiện nay. Từ thực tế cho thấy nếu xa dời quá trình giáo dục đạo đức thì sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức trong xã hội, con ngƣời mất dần đi những giá trị đạo đức tốt đẹp phù hợp với những chuẩn mực tiến bộ của xã hội. Vì vậy, nâng cao vai trò của quá trình giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay ở các trƣờng THPT nói chung và học sinh trên địa bàn huyện Đông Anh nói riêng là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nâng cao quá trình giáo dục đạo đức cần phải chú trọng đến những giải pháp cụ thể sau: Tăng cƣờng kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhận thức, nâng cao vai trò trách nhiệm, chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ GVCN và đặc biệt là các bộ môn khoa học xã hội nói chung và môn GDCD nói riêng trong giáo dục đạo đức. Đẩy mạnh các hình thức hoạt động thực tiễn và hoạt động ngoại khóa về giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.Kết hợp chặt chẽ giữa các giải pháp để nâng cao vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.

KẾT LUẬN

Hệ thống các trƣờng THPT trên cả nƣớc nói chung và các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Đông Anh nói riêng đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, hoàn thiện nhân cách cho học sinh, nhƣng thực tế thì nhiều trƣờng đã có nhƣng hƣớng đi đúng đắn để xây dựng và phát triển. Đạo đức là cái gốc để chúng ta xây dựng nên những con ngƣời mới có nhân cách toàn diện, vừa có đức vừa có tài, là hành trang đồng hành cùng con ngƣời nâng chúng ta đứng lên sau những vấp ngã, tránh xa những cái xấu, những cám dỗ trong cuộc sống, chống lại cái tôi của chính bản thân. Vì vậy con ngƣời của thời đại mới rất cần đến giá trị đạo đức chuẩn mực, đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên- chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.

Hiện nay, xã hội phát triển đời sống con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao, nhận thức cũng mở rộng nhƣng kéo theo đó là những hệ lụy là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh niên, học sinh. Nhìn nhận một cách chính xác ta thấy tình trạng đạo đức học sinh ở nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới đang gặp những vấn đề hết sức phức tạp.Từ những nhận thức thực tiễn về vấn đề này cho chúng ta thấy giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết.Hơn ai hết chính bản thân các em cần phải có ý thức rèn luyện, trau dồi đạo đức, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo lý truyền thống của dân tộc nhƣ: Uống nƣớc nhớ nguồn, Lá lành đùm lá rách…Hãy mở rộng trái tim đón nhận yêu thƣơng và cho đi yêu thƣơng đừng ngoảnh mặt trƣớc những mảnh đời bất hạnh và kém may mắn. Giúp các em phát triển nhân cách toàn diện thì cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, tăng cƣờng những buổi nói chuyện, hoạt động ngoại khóa định hƣớng nhân cách cho các em từ phía nhà trƣờng và xã hội.

Bên cạnh đó lý luận và thực tiễn đã khẳng định vai trò to lớn của những ngƣời làm công tác giáo dục là trụ cột, là linh hồn của cả tập thể: Điều này đòi

hỏi những nhà quản lý phải tận tâm trong công việc, chí công vô tƣ, độ lƣợng bao dung, thƣơng yêu học sinh nhƣ con em mình vậy. Đồng thời họ phải năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm giải quyết tốt nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra để giữ vững và phát huy truyền thống nhà trƣờng đã đạt đƣợc trong nhiều năm qua.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện đông anh, TP hà nội (Trang 61 - 66)