Tăng cường kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện đông anh, TP hà nội (Trang 54 - 56)

7 Vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô 30 12.3 4 15.8 50 1.0 8 Phá hoại của công, vi phạm an

3.2.1. Tăng cường kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh

Gia đình, nhà trường và xã hội là ba chủ thể chính trong việc giáo dục, phát triển đạo đức nhân cáchcon ngƣời.Trong cuộc sống chúng ta luôn có

những khó khăn vì nhiều lí do khác nhau. Cha mẹ phải chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho gia đình nên đôi lúc không thể có đƣợc thời gian theo sát con cái để có những biện pháp giáo dục thích hợp hƣớng con mình theo cái tốt, cái thiện. Do vậy, cha mẹ muốn con trở thành công dân tốt phải tạo sự gắn kết với nhà trƣờng (đặc biệt là thƣờng xuyên liên lạc với GVCN) và xã hội. Với nhà trƣờng thì phải không ngừng liên lạc với phụ huynh (nhất là những học sinh yếu kém, thƣờng vi phạm nội quy, nề nếp…) để hiểu nhiều hơn về học sinh và có giải pháp khắc phục hữu hiệu. Đồng thời cả gia đình, nhà trƣờng và xã hội phải có sự kết nối và thống nhất trong các hoạt động vui chơi giải trí và biện pháp giáo dục trẻ. Nhà nƣớc phải can thiệp và quản lý những

hoạt động văn hóa - xã hội, đảm bảo tạo môi trƣờng sống lành mạnh cho trẻ. Chính vì thế, chúng ta phải đặt quan hệ giữa gia đình, nhà trƣờng, xã hội trong mối quan hệ biện chứng không thể tách rời nhau.Đây là giải pháp cơ bản nhất để hoàn thiện việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

Con ngƣời đƣợc xem là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, sinh ra và lớn lên trong môi trƣờng gia đình - nhà trƣờng và xã hội. Ở mỗi môi trƣờng dù lớn hay nhỏ đều diễn ra quá trình giáo dục, giáo dƣỡng con ngƣời.Trong đó, nhà trƣờng giữ vai trò hết sức đặc biệt - nhà trƣờng là thể chế xã hội có chức năng chuyên trách về giáo dục, có vai trò chủ đạo trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.Trong quá trình phát triển nhân cách toàn diện của học sinh không thể thiếu sự kết hợp giáo dục giữa nhà trƣờng - gia đình và xã hội.Sự phối hợp thống nhất giáo dục giữa nhà trƣờng - gia đình và xã hội đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN.Nhà trƣờng phối hợp cùng với gia đình giáo dục về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của học sinh.

Đầu năm nhà trƣờng chủ động tổ chức hội nghị, mời đại diện của các tổ chức nhà trƣờng, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức ngoài xã hội để bàn về phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh. Bầu ra ban chỉ đạo có từ 5 đến 7 thành viên đại diện cho nhà trƣờng, đại diện cho hội cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị - xã hội do hiệu trƣởng đứng đầu để chủ động điều hành hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng- gia đình- xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh. Bên cạnh đó nhà trƣờng tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trƣờng- gia đình và xã hội, tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức, thống nhất mục tiêu, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Ban giám hiệu họp bàn thống nhất việc chỉ đạo kế hoạch giáo dục đạo đức với uỷ ban nhân dân xã, công an các cấp, các cơ quan đoàn thể. Ban giám hiệu phối hợp với phƣờng, xã nơi cƣ trú để tổ chức tốt việc rèn luyện hè cho học sinh hạnh kiểm yếu, không khoán trắng việc giáo dục đạo đức số học sinh này cho địa phƣơng và gia đình trong dịp hè.

Việc phối hợp giáo dục đạo đức giữa gia đình- nhà trƣờng và xã hội đạt kết quả cao thì trƣớc tiên, việc giáo dục phải đƣợc thực hiện trong gia đình. Ở gia đình cha mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của con cái. Lắng nghe sẽ giúp con có thói quen bộc bạch mọi chuyện qua đó cha mẹ có thể hiểu tâm lý con cái hơn. Khi con có lỗi đừng tỏ thái độ hay lên án, kết luận, đánh giá hay phê bình con một cách vội vàng. Điều này sẽ hình thành nên thái độ “tự ti” khi chúng muốn trình bày hay lắng nghe ý kiến của cha mẹ. Không nên ngắt ngang khi con đang trải lòng, hãy để cho các em đƣợc nói lên ý kiến của bản thân. Cha mẹ nên gần gũi với các em, nên là những ngƣời bạn của các em, hƣớng cho các em có cuộc sống tự lập, trang bị cho các em kĩ năng trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện đông anh, TP hà nội (Trang 54 - 56)